Nữ bác sĩ nghi đầu độc cháu nội ở Thái Bình đối diện mức án nào?
Theo luật sư Bình, ở vụ việc này nạn nhân là trẻ em nên nghi phạm sẽ phải đối diện với mức phạt tăng nặng tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Phòng khám của bà Chử Thị Mỹ Lệ
Liên quan đến vụ việc nữ bác sỹ nghi đầu độc cháu nội ở Thái Bình, hiện Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình thông báo bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với bà Chử Thị Mỹ Lệ - bác sĩ chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội “Giết người”, quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự.
Hiện Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư (Thái Bình) đã đình chỉ sinh hoạt Đảng và đình chỉ công tác đối với bác sĩ Lệ.
Vụ việc đang gây xôn xao dư luận bởi cháu bé nghi bị đầu độc chính là cháu nội của bà Lệ. Cháu trai này bị sinh non, mang bệnh bại não và hở hàm ếch, thường xuyên phải đi viện.
Dưới góc độ xã hội, tình cảm bà nội với cháu ruột vốn là tình cảm thiêng liêng, nhưng trong vụ việc này, người bà đã nhẫn tâm “xuống tay” đầu độc cháu ruột mình, nên hành động này đáng bị dư luận lên án.
Dưới góc độ pháp lý, luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng luật sư Tinh Thông Luật (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, dù hậu quả chưa khiến cháu bé tử vong nhưng với tính chất và mức độ nguy hiểm của sự việc, cơ quan công an cần khởi tố vụ án để điều tra và xử lý nghiêm minh, bởi nạn nhân ở đây là trẻ em - đối tượng đặc biệt được pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế về quyền trẻ em bảo hộ.
“Mọi hành vi tước đoạt tính mạng người khác trái pháp luật đều bị xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Điều 6, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ghi nhận, các quốc gia thành viên thừa nhận rằng mọi trẻ em đều có quyền vốn có là được sống. Các quốc gia thành viên phải bảo đảm đến mức tối đa có thể được sự sống còn và phát triển của trẻ em”, luật sư Bình phân tích.
Luật sư Bình cho hay, cháu bé đã chịu nhiều thiệt thòi khi sinh ra bị bệnh bại não bẩm sinh, đáng lẽ ra cháu phải nhận được sự yêu thương yêu, chăm sóc của bà nội và người thân trong gia đình nhưng người bà này lại làm điều ngược lại. Đây là hành động vô nhân tính, tạo sự phẫn nộ trong công chúng.
Theo luật sư Diệp Năng Bình, tội "Giết người" được quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, là hành vi cố ý gây ra cái chết cho người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện.
Ở vụ việc này nạn nhân là trẻ em (dưới 1 tuổi) nên nghi phạm sẽ phải đối diện với mức phạt tăng nặng tại Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.
“Cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 123 quy định, giết người dưới 16 tuổi được quy định là tình tiết định khung tăng nặng của tội Giết người. Xuất phát từ quan điểm bảo vệ trẻ em là bảo vệ tương lai của đất nước, bảo vệ lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ những người không có khả năng tự vệ nên Bộ luật Hình sự đã quy định tình tiết này là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm nói chung và tội giết người nói riêng. Như vậy, đối tượng có hành vi đầu độc cháu ruột mình ở Thái Bình có thể diện với mức án tử hình”, luật sư Bình phân tích.
Luật sư Diệp Năng Bình khẳng định, xuất phát từ cơ sở giết người dưới 16 tuổi có tính nguy hiểm cao hơn so với giết những đối tượng bình thường khác, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã bổ sung tình tiết định khung tăng nặng giết trẻ em vào Tội giết người và Bộ luật Hình sự năm 2015 đã kế thừa quy định đó (chỉ thay cụm từ “trẻ em” bằng cụm từ “người dưới 16 tuổi”).
“Quy định này không chỉ nhằm trừng trị nghiêm những người có hành vi giết trẻ em, góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm tính mạng của trẻ em đang có xu hướng gia tăng mà còn nhằm bảo đảm thực hiện các quy định trong Công ước quốc tế mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia hoặc ký kết về bảo vệ và chăm sóc trẻ em”, luật sư Bình nói.
Tuy nhiên, luật sư Bình cho biết, trong vụ việc này cháu bé (nạn nhân) rất may được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên chưa ảnh hưởng đến tính mạng, đây có thể là tình tiết được giảm nhẹ đối với hành vi của người phụ nữ này.
Trước đó ngày 13/7, Bệnh viện Nhi Thái Bình tiếp nhận ca cấp cứu một bé trai sinh năm 2019, trú tại xã Tân Bình (TP Thái Bình) trong tình trạng nguy kịch. Ngày 15/7, bệnh nhân được đưa lên Bệnh viện Nhi Trung ương để cấp cứu.
Tại đây, bác sĩ phát hiện trong mẫu xét nghiệm của bé trai có chất độc nên thông báo cho Công an quận Đống Đa (TP Hà Nội) đến để điều tra. Bước đầu, xác định bà nội của cháu bé là Chử Thị Mỹ Lệ có hành vi bơm thuốc độc (thuốc diệt chuột) vào sữa cho cháu uống.
Sau quá trình cấp cứu, bé đã qua cơn nguy kịch và đang được tiếp tục chăm sóc tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Được biết, cháu trai này bị sinh non, mang bệnh bại não và hở hàm ếch, thường xuyên phải đi viện.
Do vụ án bước đầu xảy ra ở thành phố Thái Bình, nên Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã bàn giao cho Công an Thành Phố Thái Bình tiếp tục thụ lý điều tra.
Nguồn: [Link nguồn]
Sau khi nhận được thông báo của cơ quan điều tra, Bệnh viện Đa khoa huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã ra quyết định đình...