Những điều vô lý trong vụ Hồ Duy Hải từng được bà Lê Thị Nga chỉ rõ
Mới đây, trong cuộc trò chuyện với PV, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) đặc biệt nhắc tới tên bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, với một sự kính trọng, biết ơn vì đã giúp đỡ gia đình trong quá trình kêu oan.
Như đã thông tin, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao mở phiên xử giám đốc thẩm xem xét vụ án Hồ Duy Hải bị tuyên tử hình về tội Giết người và Cướp tài sản, từ ngày 6 - 8/5. Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình sẽ làm Chủ tọa phiên tòa.
Cuối năm 2019, VKSND Tối cao đã kháng nghị giám đốc thẩm đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xét xử lại, hủy toàn bộ 2 bản án sơ thẩm năm 2008 của TAND Long An và phúc thẩm năm 2009 của TAND Tối cao tại TP.HCM tuyên tử hình đối với bị án Hồ Duy Hải về tội Giết người, Cướp tài sản để điều tra lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án.
Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn
VKSND Tối cao cho rằng, tòa hai cấp có nhiều nhận định và kết luận chưa phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Việc thu thập dấu vết hiện trường, đánh giá các chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ. Nhiều nội dung cần chứng minh của vụ án còn mâu thuẫn.
Những thiếu sót, vi phạm nêu trên đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị chứng minh của chứng cứ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến những căn cứ kết luận hành vi phạm tội của bị cáo.
Mới đây, trong cuộc trò chuyện với PV, bà Nguyễn Thị Loan (mẹ của Hồ Duy Hải) đặc biệt nhắc tới tên bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, với một sự kính trọng, biết ơn vì đã giúp đỡ gia đình trong quá trình kêu oan.
Theo đó, bà Lê Thị Nga là người theo khá sát vụ việc này, bà từng thể hiện quan điểm trên nghị trường, trực tiếp đến hiện trường vụ án và vào trại giam gặp Hồ Duy Hải.
Ngày 20/1/2015, bà Nga (khi đó là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội) đã có bản kiến nghị về việc xem xét kháng nghị vụ án Hồ Duy Hải.
Tiếp đến, ngày 20/3/2015, Đoàn giám sát của Quốc hội có phiên thảo luận một số vụ án hình sự phức tạp về tình hình oan sai, tại phiên này, bà Nga chia sẻ nhận định rằng chính những sai sót nghiêm trọng trong tố tụng là nguyên nhân làm phức tạp vụ án Hồ Duy Hải.
Trái với ý kiến của các cơ quan tố tụng mà như Chánh án TAND Tối cao khi trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 13/3/2015, cho rằng không có căn cứ kháng nghị thì bà Nga nêu quan điểm: Phải xem hai bản án kết tội Hồ Duy Hải có đủ căn cứ không?
Theo bà Nga, những vụ án khác chỉ cần một trong 4 căn cứ để kháng nghị giám đốc thẩm theo luật định là có thể kháng nghị, trong khi vụ Hồ Duy Hải có đầy đủ cả 4 căn cứ: Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố hoặc xét xử; có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật Hình sự.
Mẹ Hồ Duy Hải tin con trai sẽ được trả tự do. Ảnh: Đình Việt
Bà Nga phân tích: Vụ án Hồ Duy Hải có nhiều vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra vụ án, thể hiện ở vi phạm nghiêm trọng về khám nghiệm hiện trường và quy định về thu thập, đánh giá chứng cứ, thiếu sót trong trưng cầu giám định.
Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa không đầy đủ, không làm rõ được những mâu thuẫn trong vụ án. Kết luận trong bản án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, chứng cứ ngoại phạm của Hải chưa được xem xét, đánh giá kỹ dẫn đến kết luận trong bản án về thời gian Hải có mặt ở Bưu điện Cầu Voi là chưa thuyết phục.
Kết luận trong bản án sai với kết luận giám định. Bản án phúc thẩm phản ánh không đúng về phiên tòa sơ thẩm. Bản án kết luận dựa trên sự "suy diễn chết người" của kết luận điều tra và cáo trạng.
Một điểm nữa, theo bà Nga là cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án đều lựa chọn sử dụng những chứng cứ có lợi trong việc buộc tội, mà không phản ánh trung thực, khách quan những chứng cứ có lợi cho việc gỡ tội.
Từ đó bà đưa ra kiến nghị: Đây là vụ án rất nghiêm trọng, được dư luận quan tâm, bản án lại đưa đến việc tước đoạt mạng sống của một con người, cần xem xét lại một cách thật thận trọng, để có thể hoàn toàn yên tâm có đủ căn cứ kết tội.
Ông Phạm Xuân Thường, khi đó là Ủy viên Ủy ban Tư pháp cũng chia sẻ quan điểm: Các cơ quan điều tra rất sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ. "Nhưng chính vì những sai sót trong quá trình thu thập chứng cứ mà chúng ta cầm gậy đập vào chân mình. Vì chúng ta gian dối, đưa các chứng cứ giả vào mới dẫn đến vụ án phức tạp như thế này", ông Thường cũng kiến nghị xem xét lại thật kỹ vụ án này.
Một ủy viên khác của Ủy ban Tư pháp khi đó là ông Nguyễn Văn Hiến có ý kiến: "Không có chứng cứ trực tiếp nào để kết tội Hồ Duy Hải. Các bản án kết tội chỉ căn cứ vào lời khai của Hải. Nghiên cứu cả quá trình qua các lần khai của Hồ Duy Hải, tôi thấy rất nghi ngờ. Những cái đáng nhẽ không nhớ thì lại kể rất chi tiết, những cái cần nhớ thì mãi sau này mới thấy có hướng lái cho phù hợp với biên bản hiện trường. Nên tôi cho là chưa có căn cứ vững chắc để kết tội".
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp lúc đó là ông Nguyễn Văn Hiện cũng nhận định những sai sót nghiêm trọng trong thu thập chứng cứ, đặc biệt là những chứng cứ ban đầu, là điểm chung giữa vụ án Hồ Duy Hải với hầu hết các vụ án đang gây bức xúc trong dư luận mà đoàn giám sát đặt ra để xem xét.
Chưa dừng lại, ngày 12/2/2018, bà Lê Thị Nga lúc này là Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc Hội tiếp tục kiến nghị với Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng Viện KSND tối cao xem xét, kháng nghị giám đốc thẩm vụ án.
Dù kháng nghị có nêu rõ người nhận là bị cáo Hồ Duy Hải nhưng đã 3 tuần trôi qua, bị cáo này lại không biết gì về...
Nguồn: [Link nguồn]