Nhóm người lừa đảo, giả công an gọi điện dọa bắt cô giáo

Nhóm người dùng kịch bản cũ, xưng là công an, dọa cô giáo là nghi can của đường dây ma túy và rửa tiền, lừa lấy của nạn nhân hàng chục triệu đồng...

Chia sẻ với PLO, chị Lê Thị Hoài Thương (42 tuổi, giáo viên ngụ quận 7, TP.HCM) cho biết mình là nạn nhân của vụ lừa đảo qua điện thoại mất 68 triệu đồng.

Vụ việc đã được chị báo lên công an phường Phú Mỹ (quận 7, TP.HCM).

Nhóm lừa đảo làm giả văn bản của VKS gửi cho chị Thương để đe dọa. Ảnh NVCC.

Nhóm lừa đảo làm giả văn bản của VKS gửi cho chị Thương để đe dọa. Ảnh NVCC.

Thủ đoạn cũ của nhóm lừa đảo

Theo chị Thương, vụ việc xảy ra vào ngày 27-3, một người giới thiệu là nhân viên chăm sóc khách hàng của một mạng viễn thông tên là Cao Thế Nhân thông báo sau một tiếng nữa thuê bao của chị sẽ bị cắt.

Nhân nói có người đã dùng thông tin cá nhân và địa chỉ thường trú cũ của chị để mua một sim điện thoại rồi nhắn tin lừa đảo nhiều người.

Chị thắc mắc về số điện thoại của người tên Nhân này thì được cho biết là do gắn đầu số lưu âm phía trước để có gì trình báo lại bên công an.

Điện thoại sau đó nổi lên thông báo “cuộc gọi đang được chuyển đến công an TP”. Tiếp đó, một người xưng là trung úy Văn Đình Nhạc, Văn phòng cảnh sát điều tra, tổng cục Cảnh sát, nghe máy.

Các số điện thoại của nhóm lừa đảo gọi tới cho chị Thương. Ảnh NVCC.

Các số điện thoại của nhóm lừa đảo gọi tới cho chị Thương. Ảnh NVCC.

"Trung úy Nhạc" yêu cầu chị đọc lại đầy đủ số CMND cũ và mới, ngày cấp để xác minh lý lịch công dân.

“Tôi tưởng thật và làm theo. Người này to tiếng trong điện thoại kêu gọi tổng cục xác minh. Sau hai phút, một người khác lại dõng dạc đọc to họ tên, số căn cước công dân mới của tôi rồi kết luận "đây là nghi can liên quan đến đường dây ma túy và rửa tiền cùng hai đối tượng khác, yêu cầu bắt tạm giam và phong tỏa tài sản ngay lập tức”, chị kể.

Lợi dụng mùa dịch Covid-19 để lừa đảo

Chị cho biết do trước đây từng bị trộm, cướp hai lần và mất CMND nên sợ rằng có người đã nhặt được, lấy đi mua sim và mở tài khoản liên quan phạm tội. "Tuy nhiên tôi nghi ngờ rằng nếu mình là tội phạm thì đã bắt liền chứ đâu phải đợi đến hôm nay”, chị tiếp.

Nhóm lừa đảo gửi nhiều văn bản của công an, viện kiểm sát để đe dọa nạn nhân. Ảnh NVCC.

Nhóm lừa đảo gửi nhiều văn bản của công an, viện kiểm sát để đe dọa nạn nhân. Ảnh NVCC.

Tuy nhiên, nhóm người liên tục khủng bố, đe dọa với giọng lớn tiếng như thể sắp ập tới bắt ngay nên người phụ nữ lo lắng “Tôi nghĩ rằng có thể có án oan và mình là nạn nhân”.

Nhóm này còn cho biết đây là chuyên án được điều tra từ năm 2017 và nghi ngờ nhiều cán bộ công an, ngân hàng nhúng tay vào để yêu cầu chị Thương không được nói cho người thứ ba kể cả gia đình để đảm bảo bí mật.

"Họ giải thích đây là chuyên án mật, trong quá trình điều tra, nếu tôi tiết lộ sẽ phạm vào tội tiết lộ bí mật quốc gia sẽ lãnh án tù bảy năm và người được tôi tiết lộ cũng là đồng phạm lãnh cùng án tù” - chị kể. Chị muốn lên cơ quan gặp mặt, khai báo trực tiếp thì người bên kia đầu dây nói là đang mùa dịch, theo lệnh của Thủ tướng là không được tụ tập nên công an chuyển qua làm việc trực tuyến, điều tra từ xa có ghi âm.

“Họ còn nói nếu tôi đến cơ quan trình báo, kêu oan, những cán bộ công an có trong đường dây ma túy này biết và sẽ thủ tiêu tôi để bảo vệ người đang mạo danh làm ăn chung với họ. Tôi vì thế lo sợ, im lặng phối hợp”, chị kể.

Tiếp đó, chị lại được nói chuyện với "trưởng ban chuyên án" xưng là thượng úy Trương Anh Tuấn để được “hỏi cung” qua điện thoại.

Nhóm này cũng thường xuyên nhắn tin, gọi điện qua zalo để kiểm soát nạn nhân, đe dọa bắt chuyển thêm tiền. Ảnh NVCC.

Nhóm này cũng thường xuyên nhắn tin, gọi điện qua zalo để kiểm soát nạn nhân, đe dọa bắt chuyển thêm tiền. Ảnh NVCC.

"Người này nói nếu tôi không tin họ là công an thì tôi có thể tắt điện thoại để họ gọi video call. Tôi thấy người này đang mặc sắc phục công an, trong phòng rất đông người mặc sắc phục công an. Người này còn yêu cầu tôi quay camera khắp nhà đảm bảo chắc chắn là mình đang nói chuyện không có người thân bên cạnh”, chị kể lại.

Các "công an" yêu cầu chị cung cấp thông tin cá nhân, kê khai tài sản. Nhóm này nói sẽ cho xe tới bắt tạm giam sáu tháng, phong tỏa tài sản, gửi công văn tới trường nơi chị làm việc yêu cầu cho nghỉ việc không thời hạn để điều tra.

“Tôi hoảng quá, với mấy ngày mệt mỏi, trường nghỉ dạy lặn lội đi giao 400 trái dưa còn bị suy giãn tĩnh mạch, có còn nhỏ nên trình bày hoàn cảnh để xin phương án tốt hơn là bị bắt giam”, chị tiếp.

Nhóm "cảnh sát" sau đó hướng dẫn chị gặp “ngài Viện kiểm sát nhân dân tối cao” qua đường dây nóng để sắp xếp.

Người này nói bổn phận là bảo vệ người dân. Qua điều tra thì thấy chị có vẻ bị oan nên khuyên hãy an tâm, xem xét có con nhỏ nên sẽ cho tại ngoại. Đổi lại chị phải giữ bí mật, làm theo đúng hướng dẫn.

Nhóm này liền đó yêu cầu chị chuyển toàn bộ tiền của chị vào một tài khoản giám sát với tên chủ tài khoản là Lý Bảo Đạt. “Đặc biệt, họ yêu cầu tôi phải gọi điện thoại và để trong túi quần để họ ghi âm, giám sát quá trình giao dịch ở ngân hàng để tìm người có liên quan”, chị nói.

Chị quá lo lắng nên chuyển hai lần với tổng số tiền là 68 triệu đồng. Nhóm lừa đảo vẫn chưa buông tha, yêu cầu chị giữ liên lạc trong bí mật và phải chuyển thêm 300 triệu tiền "án phí".

Chị sau đó gấp rút nhắn gọi người thân vay mượn tiền để gửi. Tuy nhiên, đang dịch bệnh, không ai có thể cho vay. Khi người em gái biết chuyện và cho biết đây là lừa đảo thì chị mới tá hỏa báo công an.

Núp bóng “cậu đồng”, lừa đảo, chiếm đoạt 2,3 tỷ đồng

Ngày 7/4, Công an huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình cho biết đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Tân ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN