Nhật ký của nữ tù nhân bị kết án oan (Kỳ 2)
Những trải nghiệm đầy mâu thuẫn của cô gái, khi thì lạc quan, khi muốn tự tử.
Một cuộc phỏng vấn về cuốn sách của Amanda Knox được chiếu trên truyền hình Hoa Kỳ vào khung giờ vàng đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của dư luận.
“Waiting to be Heard”, cuốn sách của Amanda là những dòng tâm tình khi nhẹ nhàng, lúc lại vô cùng đau khổ về quãng đời 4 năm cô gái đã phải trải qua trong tù Italy. Cô rơi vào tận cùng của nỗi đau khổ trong nhà tù Italy.
Ký sự của Knox là một tường trình dài mang bản sắc cá nhân về những khó khăn trong nhà tù Italy, đôi khi gặp phải những cư xử không thích hợp của đội ngũ cai ngục. Đôi khi, cô lại có những cảm xúc trái ngược đầy mâu thuẫn và lại vẽ lên một bức tranh hoàn toàn khác.
Những tài liệu khác, bao gồm những bức thư viết tay của cô gái trong khi ở tù, những file lưu trữ và giấy tờ của cơ quan chức năng, đã nói lên những ấn tượng hoàn toàn khác về Knox, người luôn tràn đầy lạc quan trong những lúc tăm tối và cùng cực nhất.
Amanda Knox trả lời phỏng vấn trên ABC News
“Đội ngũ quản ngục rất tử tế với tôi”, Knox viết trong cuốn nhật ký hằng ngày. “Họ thường xuyên kiểm tra xem tôi có an toàn không, đồng thời rất nhã nhặn. Tôi không thích cảnh sát nhiều lắm mặc dù họ cũng khá tử tế nhưng chỉ bởi vì tôi luôn gặp họ mỗi khi sợ hãi và bối rối”.
Amanda miêu tả các nhà tù Italy “khá cừ” với thư viện, tivi trong phòng, phòng tắm và đèn đọc sách. Không ai đánh đập cô và một người lính gác đã động viên khi cô khóc trong phòng giam.
Không giống như phần lớn ký sự được sắp đặt, những dòng tự sự này do chính bản thân Amanda Knox viết với những kỷ niệm về lần đánh bóng chày, những nét vẽ hoa vụng về hay những giai điệu của Beatles.
Knox kể lại chi tiết như một lính gác nam đã nháy mắt với cô khi cô nhận được những bức thư, như là một cách chia sẻ niềm vui với cô.
Có lần toàn khu nhà tù đồn rằng Knox bị bác sỹ nói nhiễm HIV nhưng những dòng nhật ký của cô lại cho thấy tình trạng thoải mái. “Người cai ngục nói tôi đừng lo lắng, đó có thể là 1 kết quả nhầm lẫn, họ sẽ kiểm tra lại vào lần sau”.
Trong dòng nhật ký, Knox miêu tả những cảm xúc bồn chồn, hồi hộp và lo lắng khi theo dõi từng bước chân của nghi can đầu tiên bị buộc tội giết người, Patrick Lamumba, ra tù trở thành công dân tự do và bên vợ và các con của minh sau khi anh ta được xóa án.
Cô hồi tưởng lại một lần bị thẩm vấn và bị ép buộc phải nhận tội. “Tôi quá yếu và kinh hoàng khi cảnh sát đe dọa tôi sẽ bị 30 năm tù. Tôi thất vọng và nói những gì họ thuyết phục tôi nói. Patrick – đó là Patrick, tôi nói”.
Trong nhật ký của mình, Amanda Knox miêu tả chi tiết buổi sáng cô phải viết lời thú tội. Thậm chí những người cai ngục còn bắt cô viết nhanh. Tuy nhiên trong một bức tư gửi tới luật sư của mình, cô lại nói mình không bị áp đặt gì cả. “Tôi cố gắng viết những điều gì mình có thể nhớ cho cảnh sát mặc dù tôi luôn nghĩ tốt hơn khi tôi viết. Họ ấn định thời gian cho tôi làm việc đó. Trong tin nhắn này tôi viết về nỗi nghi ngờ, những câu hỏi và điều mà tôi biết là sự thật”.
Điều này lại khá mâu thuẫn với những dòng sau đó, khi cô miêu tả những tổn thương về tinh thần mình phải chịu tại đồn cảnh sát: “Sau khi bị bắt, tôi bị giam trong một căn phòng trước một bác sỹ nam, một nữ y tá và vài viên cảnh sát. Họ yêu cầu tôi cởi hết quần áo và dạng chân ra. Tôi rất bối rối trong tình trạng khỏa thân đúng trong thời gian chu kỳ. Chán nản và tuyệt vọng”.
Viên bác sỹ kiểm tra và chụp ảnh những phần nhạy cảm của Amanda Knox. Cô gái viết: “Đó là điều đê hèn và vô nhân tính nhất mà tôi đã phải trải qua”.
Nhưng trong bức thư gửi luật sư vào ngày 9/11, Amanda Knox lại miêu tả những trải nghiệm thường lệ. “Trong suốt thời gian đó tôi bị những bác sỹ kiểm tra. Tôi có một bức ảnh cũng như một số bản copy dấu vân tay của mình. Họ lấy giày và điện thoại của tôi. Tôi muốn về nhà nhưng họ nói tôi phải đợi. Sau đó là bị bắt, bị tống giam. Sau đó là Patrick, Raffaele”.
Amanda sẽ được giải oan như thế nào sau 4 năm tù tội? Mời các bạn đón đọc Nhật ký của nữ tù nhân bị kết án oan (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM ngày 27/7/2013.