Người tung clip "nóng" của nữ nhân viên spa có thể đối diện hình phạt nào?
Sau khi clip bị phát tán lên mạng, cuộc sống của nạn nhân bị đảo lộn hoàn toàn.
Như đã đưa tin, mới đây Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP. Hà Nội) đã tiếp nhận đơn trình báo của chị P., nữ nhân viên một spa đóng trên địa bàn Hà Nội tố cáo kẻ xấu đã phát tán đoạn clip "riêng tư" của chị và bạn trai.
Ngay sau đó, hình ảnh và thông tin cá nhân của chị P. liên tục bị các trang mạng chia sẻ với tốc độ chóng mặt.
Liên quan tới câu chuyện trên, trao đổi với PV, chuyên gia pháp lý Nguyễn Gia Hải bày tỏ quan điểm: Quyền con người là quyền cơ bản và tối cao của mỗi cá nhân được khẳng định khá rõ ràng tại các điều 20, 21 của Hiến Pháp nước Việt Nam năm 2013. Cụ thể: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình; Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn."
Công an đang truy tìm kẻ tung clip nhạy cảm của nữ nhân viên spa lên mạng xã hội. Ảnh: TL
Từ nguyên tắc cơ bản thể hiện sự đảm bảo danh dự, nhân phẩm của mỗi người trong Hiến Pháp, Nhà nước ta cũng đã cụ thể hóa tại các văn bản quy phạm pháp luật.
Tại khoản 1 điều 34 của BLDS năm 2015 quy định: "Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ". Mọi cá nhân, tổ chức xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác là vi phạm pháp luật và sẽ bị nghiêm trị.
Tại khoản 4 điều 34 cũng khẳng định: "Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại."
Quy chiếu vào câu chuyện cụ thể trên, chúng ta có thể thấy rằng hành vi phát tán clip nhạy cảm của kẻ xấu là vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy vào tính chất, mức độ vi phạm, đồng thời sẽ phải bồi thường thiệt hại từ hành vi của chính mình.
Tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Cụ thể, nếu nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, người đăng hình ảnh có thể bị xử phạt theo điểm g, khoản 3, Điều 66, Nghị định 174 về hành vi "Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác", với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
Mặt khác, đối tượng đăng tải clip nhạy cảm của chị P. có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội "làm nhục người khác" theo Điều 155, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Khung hình phạt cao nhất của tội danh này là 5 năm tù.
Trong trường hợp nạn nhân có yêu cầu bồi thường về danh dự, nhân phẩm bị thiệt hại do hành vi phát tán clip, đối tượng sẽ phải bồi thường theo quy định của BLDS 2015 tại điều 592.
Tuy nhiên việc đối tượng bị xử lý về những tội danh gì phải phụ thuộc vào kết luận cuối cùng từ phía CQĐT.
Tóm lại, internet và mạng xã hội là hai phương tiện nhằm kết nối mọi người. Tuy nhiên, nếu cá nhân nào lạm dụng, sử dụng chúng làm công cụ để thực hiện những hành vi trái đạo đức, trái pháp luật đều phải chịu hình phạt thích đáng.
Bị hại L.P.V đã cùng bạn trai đến cơ quan công an trình báo, đề nghị truy tìm thủ phạm tung clip nóng của hai người lên...