Người đàn ông mất gần 10 tỷ đồng khi kinh doanh mô hình Dropshipping

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Công an Hà Nội đã cảnh báo tình trạng lừa đảo khi tham gia mô hình kinh doanh Dropshipping, tuy nhiên nhiều người vẫn sập bẫy và bị chiếm đoạt tiền.

Dropshipping là hình thức bán lẻ, người bán không cần lưu trữ sản phẩm của mình trong kho. Thay vào đó, người bán chỉ cần chuyển các đơn hàng và chi tiết khách hàng mua sản phẩm tới nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng sản phẩm. 

Với phương thức kinh doanh này, người bán lẻ sẽ không cần kho hàng, không cần quan tâm về khâu vận chuyển. Tính tiện lợi của hình thức kinh doanh mới mẻ này đang được khá nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, nhiều đối tượng lừa đảo đã dụ dỗ các nạn nhân tham gia bán hàng để chiếm đoạt tiền.

Cảnh giác khi tham gia mô hình kinh doanh Dropshipping. Ảnh: CACC

Cảnh giác khi tham gia mô hình kinh doanh Dropshipping. Ảnh: CACC

Theo lời giới thiệu của bạn bè, anh X trú tại Hà Nội tham gia phân phối đơn hàng tại trang https://atlanticmallccenter.com. Anh X được phép đăng 100 sản phẩm và nhận lợi nhuận 20% trên mỗi đơn hàng sau khi sản phẩm tới người mua từ 4 – 6 ngày. 

Ngày đầu tiên anh X bán được 1 đơn hàng và thu lợi nhuận như hứa hẹn. Anh X đã mua gói quảng cáo tương đương 10 triệu đồng với cam kết bán được 8 đơn hàng/ ngày. Các đối tượng giới thiệu anh X nâng cấp cửa hàng với số tiền 12.000 USD để hưởng chính sách 20 ngày không phải nộp tiền đơn hàng và lợi nhuận 30% với mỗi đơn hàng. 

Sau khi hết 20 ngày, anh X rút tiền từ hệ thống thì được yêu cầu nộp 35% lợi nhuận tương đương gần 1 tỷ đồng để rút được tiền. Nhận thấy dấu hiệu bất thường, anh X đã không nộp tiền và đến cơ quan công an trình báo. Tổng số tiền anh X bị chiếm đoạt là 9,7 tỷ đồng.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người bán hàng online thận trọng, xác minh kỹ thông tin khi tham gia mô hình kinh doanh Dropshiping và thực hiện giao dịch chuyển tiền, thận trọng khi đứng trước cơ hội nhận được lợi nhuận lớn nhờ vào các ứng dụng kinh doanh trực tuyến. 

Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ cơ quan công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi tìm đến các ứng dụng hẹn hò trực tuyến, hai người đàn ở Quảng Ngãi được yêu cầu mở thẻ VIP, nạp tiền để tích điểm, sau đó nhận lại tiền lãi và bị lừa chuyển khoản hơn 4,5 tỷ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phúc Đức ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN