Mật lệnh phá án và phi vụ săn bắt giang hồ kinh điển
“Chiến dịch 135” đánh mạnh vào giới tội phạm có tổ chức. "Chiến dịch" này đã khiến giới giang hồ Nam Định đảo lộn hoàn toàn, không ít kẻ bắt hoặc gục ngã...
Tứ phía xưng hùng
Thông tin về các băng nhóm giang hồ có tổ chức liên tục hoành hành khiến người dân Nam Định hết sức lo ngại. Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Nội vụ khi đó đã chỉ đạo quyết tâm triệt phá các băng nhóm và Nam Định được chọn là nơi đầu tiên thực hiện kế hoạch này. Khi đó, Công an tỉnh Hà Nam Ninh đã xây dựng kế hoạch triển khai lực lượng triệt phá các băng nhóm nòng cốt là các chiến sĩ phòng cảnh sát hình sự.
Có thể khẳng định, thập niên 80 là quãng thời gian vô cùng căng thẳng đối với tình hình an ninh trật tự ở tỉnh Nam Định. Ở khắp các nơi, bất kỳ chỗ nào cũng có sự xuất hiện của các băng đảng, riêng địa bàn thành phố Nam Định, một số khu vực là điểm nóng như nhà ga xe lửa, bến xe khách… đều có sự xuất hiện của ổ nhóm giang hồ.
Những đối tượng cộm cán, có tên tuổi trong giới giang hồ tự cho mình cái quyền bắt người các phải tuân theo lệnh, thậm chí còn tỏ rõ thái độ coi thường pháp luật. Trên dọc các tuyến đường qua tỉnh Nam Định, bất kỳ nơi nào, vào thời điểm nào cũng có thể giải ra chuyện đánh cướp của người đi đường. Ở một số nơi tụ hội của giới kinh doanh, các băng đảng giang hồ còn thực hiện việc bảo kê, ăn chặn một cách vô cùng trắng trợn.
Khu vực đường sắt luôn là miếng mồi kiếm ăn béo bở cho bọn tội phạm
Ảnh hưởng của giới giang hồ đã khiến cho một bộ phận thanh niên ở Nam Định lúc đó chạy theo như thể một xu hướng. Cứ đến tuổi mới lớn, chẳng biết có số má gì, mấy cậu thanh niên choai choai cũng tụ họp nhau lại, tạo thành một băng nhóm rồi đi “cướp vặt” ngoài đường phố. Có không ít các băng đảng đã nổi đình nổi đám từ đây và đã trở thành nỗi khiếp sợ đối vớiđời sống của người dân.
Trong số những băng nhóm nổi đình, nổi đám ở Nam Định trong khoảng thời gian này phải kể tới tướng cướp Phúc “Nhiếp” và băng cướp mang tên Sầu Thương Hận. Phúc “Nhiếp” tên đầy đủ là Bùi Thanh Phúc, là người sinh ra và lớn lên ở thành phố Nam Định. Bản thân Phúc khi còn nhỏ rất được sự quan tâm của gia đình nhưng do bản chất sinh ra để làm dân anh chị nên con người này chẳng thể nào đi được trên con đường đúng đắn. Đang học cấp 3 thì phúc bị đuổi học vì “vô tình” làm gãy tay một thầy giáo. Bị đuổi học, bố mẹ Phúc sợ con lông bông, chơi bời rồi hư hỏng nên đã chạy vạy khắp nơi xin cho Phúc vào học trường Cao đẳng dệt. Tuy nhiên, thay vì học hành tử tế thì Phúc lại tụ tập băng nhóm rồi gây ra không ít những vụ đánh đấm gây náo loạn trường học.
Sự nghiệp ăn học của Phúc cuối cùng cũng chẳng đến nơi, đến chốn bởi cái bản tính thích làm đàn anh của mình. Chỉ một thời gian ngắn theo học Phúc đã có tiếng là một tay anh chị manh động và máu lạnh. Cầm đầu một nhóm học sinh cùng trường, Phúc đã trở thành đại ca ngay tại môi trường giáo dụctrong sự bất lực của thầy cô, gia đình.
Đến năm 1979, Phúc nhập ngũ trong đợt tổng động viên để đi chiến đấu ở biên giới phía Bắc. Những tưởng môi trường kỷ luật nghiêm ngặt của quân ngũ sẽ giúp Phúc từ bỏ được con đường chơi bời, băng hội ai dè, chỉ ở đơn vị được vài tháng gã đã đảo ngũ rồi trốn về Nam Định. Điều đặc biệt là hành trang Phúc mang theo một lượng vũ khí khá lớn lấy được từ đơn vị.
Phúc "Nhiếp" một thời làm điên đảo trong giới giang hồ Nam Định
Trở về thành phố, có vũ khí trong tay, Phúc bắt đầu thực hiện những vụ cướp. Gã tướng cướp này có một đặc điểm là rất ít khi tìm ra những tuyến đường quốc lộ để động thủ mà thường gây án ngay trong nội thành. Cứ mỗi khi màn đêm buông xuống, điện đường sáng, những con phố vắng vẻ người qua lại là Phúc “nhiếp” bắt đầu “công việc” của mình. Luôn có súng mang theo mình nên gần như tất cả các vụ cướp Phúc gây ra đều trót lọt vì nạn nhân không thể chống cự được.
Gây án liên tiếp trong một thời gian ngắn, Phúc đã khiến cho tình hình an ninh trật tự của thành phố Nam Định trong giai đoạn đầu thập kỷ 80 trở nên vô cùng căng thẳng. Trong số những câu chuyện người dân bàn tán với nhau, đa phần là kể những vụ cướp bóc do Phúc gây ra… Ở bất kỳ nơi nào, người dân cũng nhắc đến cái tên của Phúc như một nỗi khiếp đảm.
“Cú đấm” sấm sét
Từ năm 1980 cho đến 1983, Phúc cùng với băng “Sầu Thương Hận” của mình tạo thành một ổ nhóm rất có tiếng ở giới giang hồ Nam Định. Vị thế của Phúc được củng cố theo thời gian và qua nhiều trận huyết chiến tranh dành quyền lực. Tuy nhiên, con đường phạm tội của gã giang hồ này cuối cùng cũng phải có điểm dừng vào tháng 4/1983, khi đó trong một buổi tối, Phúc gây ra tới 4 vụ cướp.
Khi đang ung dung đi trên đường tìm cách tẩu tán tang vật để lấy tiền tiêu sài, đập phá với đám đệ tử, Phúc bất ngờ bị lực lượng Công an tuần tra yêu cầu kiểm tra người. Khi đang gân họng trình bày giải thích thì bỗng nhiên một nạn nhân vừa bị cướp lúc trước nhận diện và tố cáo Phúc. Bị bắt giữ một cách bất ngờ, Phúc chẳng còn đường chạy. Nhận bản án 20 năm tù cho tội danh Cướp có vũ khí, Phúc "Nhiếp" đã rời bỏ giang hồ Nam Định một cách khiến cưỡng. Không còn Phúc, băng Sầu Thương Hận cũng vì đó mà tan rã. Tuy nhiên, đây vẫn được coi như là một trong những băng nhóm điển hình bậc nhất ở thành phố Nam Định trong khoảng thời gian này.
]"Chiến dịch 135" đã khiến giang hồ Nam Định dần tan rã (ảnh minh họa)
Từ việc hình thành những băng nhóm và gây được tiếng tăm như kiểu của Phúc “Nhiếp” những năm sau đó, ở Nam Định sinh ra không biết bao nhiêu băng nhóm khác. Hàng loạt những cái tên nổi đình, nổi đám và là nguyên nhân trực tiếp khiến cho tình hình an ninh trật tự trở nên phức tạp.
Đến giai đoạn cuối thập kỷ 80, tỉnh Hà Nam Ninh là một trong những địa bàn tồn tại nhiều băng nhóm nhất, trong đó, Nam Định là tập trung nhiều nhất. Lực lượng Công an tỉnh Hà Nam Ninh khi đó cũng triển khai không ít những chiến dịch, chuyên án lớn nhỏ để truy quét nhưng cũng chẳng khiến tình hình giảm xuống. Một số những cái tên đình đám trong thời kỳ này như Phạm Thanh Quang, Dương Văn Sơn, Mai Thanh Hà đều là đại ca cầm đầu những băng nhóm khét tiếng gây án ở khắp nơi.
Trong tài liệu của Công an tỉnh Nam Định cho đến giờ vẫn còn lưu giữ, những vụ án liên quan đến cướp của xảy ra liên tục. Trung bình mỗi tháng xảy ra vài chục vụ trên khắp các địa bàn của tỉnh Hà Nam Ninh. Trước tình thế gay gắt như vậy, lãnh đạo Bộ Công an, khi đó là Bộ trưởng Mai Đức Thọ đã quyết định chọn Hà Nam Ninh là nơi đầu tiên triển khai kế hoạch 135 để trấn áp giới tội phạm có tổ chức ở địa phương này.
Nhận sự chỉ đạo của Bộ, lãnh đạo Công an tỉnh Hà Nam Ninh đã ngay lập tức xây dựng kế hoạch để triển khai. Chọn ngày 29/7/1989 là ngày khởi đầu cho chiến dịch 135 sau khi một lực lượng lớn đã được chuẩn bị từ trước đó. Theo tài liệu còn ghi lại, khi đó trong tháng 7/1989, trên toàn tỉnh Hà Nam Ninh có tới hơn 40 vụ cướp lớn nhỏ. Đây chỉ là con số của một tháng và được thống kê sau khi đã có sự trình báo của người bị hại, còn những vụ không được thông báo thì cũng không thể nào kiểm soát được…