Mất gần 3 tỷ đồng sau khi bị dụ làm cộng tác viên trên mạng

Ngày 3/4, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đang xác minh tin báo của người dân bị lừa đảo hơn 2,8 tỷ đồng khi làm cộng tác viên online.

Chị P.T.Y.N. (SN 1995, ngụ xã Long Thắng, huyện Lai Vung) có kết bạn, trò chuyện với tài khoản Facebook tên “Nguyễn Thanh Phong”. Đến ngày 16/3, tài khoản Facebook này đề nghị với chị N. tham gia chương trình “Tri ân khách hàng” diễn ra trên trang mạng. 

Khách mời sẽ được cấp một mã mời bí mật, khi đăng ký sẽ được kích hoạt để mua hàng với chiết khấu cao từ 20 - 50% và sau đó được trả toàn bộ số tiền mua hàng và tiền hoa hồng (chiết khấu). Chị N. đồng ý tham gia và được hướng dẫn tạo tài khoản tham gia sự kiện trên mạng. 

Với đơn hàng đầu tiên, chị N. chuyển 8,8 triệu đồng vào tài khoản ngân hàng được chỉ định, sau đó nhận lại được hơn 10,5 triệu đồng, thu lãi hơn 1,7 triệu đồng.

Tin tưởng, chị N. nhiều lần tiếp tục chuyển khoản hơn 2,9 tỷ đồng. Sau đó, chị N. cần tiền nên yêu cầu rút và được nhận lại khoảng 70 triệu đồng. 

Những lần sau, chị N. có yêu cầu nhận lại tiền nhưng đối tượng viện ra nhiều lý do và không cho rút tiền. Chị N. nghi ngờ bị lừa nên đến trình báo Công an.

Nội dung trao đổi giữa bị hại và đối tượng lừa đảo (ảnh do bị hại cung cấp).

Nội dung trao đổi giữa bị hại và đối tượng lừa đảo (ảnh do bị hại cung cấp).

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo thủ đoạn của các đối tượng là lên mạng xã hội (Facebook, Zalo) đăng thông tin quảng cáo tìm cộng tác viên làm việc tại nhà như giật đơn hàng trên Shopee, Amazon... với lợi nhuận từ 10% trở lên. Khi có người liên hệ nhận làm cộng tác viên, các đối tượng hướng dẫn truy cập vào các trang web bán hàng để chọn sản phẩm và đặt đơn hàng, đồng thời chuyển tiền đến số tài khoản các đối tượng yêu cầu. 

Để tạo lòng tin cho bị hại, các lần đầu thực hiện nhiệm vụ hầu hết đều được trả tiền hoa hồng như quảng cáo. Những lần sau, đối tượng đưa ra nhiều lý do (báo lỗi hệ thống, đặt đơn hàng sai, thông tin tài khoản ngân hàng không đúng...) nên không rút được tiền. Nếu muốn rút tiền, bị hại phải đặt thêm đơn hàng khác với số tiền cao hơn hoặc chuyển khoản cho các đối tượng để nhờ “cấp trên” hỗ trợ, xem xét. Khi bị hại chuyển tiền, đối tượng vẫn không cho rút và chiếm đoạt toàn bộ số tiền của bị hại.

Người phụ nữ ở Hà Nội mất hơn 3,2 tỷ đồng sau khi làm cộng tác viên bán hàng online

Sau khi được hưởng "hoa hồng" từ công việc làm cộng tác viên bán hàng online, người phụ nữ ở Hà Nội bị "sập bẫy" của các đối tượng lừa đảo và mất số...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Vĩnh ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN