Lãnh đạo tỉnh Thái Bình có phải chịu trách nhiệm trong vụ án Đường "Nhuệ"?

Sự kiện: Tin pháp luật

Băng nhóm Đường “Nhuệ” có nhiều hành vi vi phạm pháp luật trong suốt thời gian dài. Vậy lãnh đạo tỉnh Thái Bình có phải chịu trách nhiệm?

Dư luận đặt câu hỏi: Ai là người "chống lưng" để băng nhóm Đường "Nhuệ" lộng hành trong thời gian dài?

Dư luận đặt câu hỏi: Ai là người "chống lưng" để băng nhóm Đường "Nhuệ" lộng hành trong thời gian dài?

Thời gian gần đây, dư luận cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng đặc biệt quan tâm đến vụ việc Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam vợ chồng Nguyễn Xuân Đường (Đường Nhuệ) và các đồng phạm để điều tra vụ “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 30/3, tại Công ty TNHH Đường Dương.

Bên cạnh đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 cán bộ, nhân viên thuộc Sở Tài nguyên môi trường, Sở Tư pháp tỉnh; Cơ quan CSĐT Công an TP Thái Bình ra quyết định phục hồi điều tra vụ án “Cố ý gây thương tích” xảy ra tại trụ sở Công an phường Trần Lãm, TP Thái Bình càng thể hiện quyết tâm của tỉnh Thái Bình sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật đối với băng nhóm Đường “Nhuệ” và các đối tượng có liên quan.

Tuy nhiên, hành vi phạm tội trên do đối tượng Nguyễn Xuân Đường đã tồn tại trong suốt thời gian dài làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, gây bức xúc trong dư luận xã hội đã khiến dư luận đặt câu hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong các thời kỳ mà băng nhóm này lộng hành.

Căn nhà 7 tầng ở phường Kỳ Bá, TP Thái Bình vừa là nơi ở, nơi làm việc và đại bản doanh điều hành các hoạt động của vợ chồng Đường Dương

Căn nhà 7 tầng ở phường Kỳ Bá, TP Thái Bình vừa là nơi ở, nơi làm việc và đại bản doanh điều hành các hoạt động của vợ chồng Đường Dương

Trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp thuộc Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, pháp luật Việt Nam có đầy đủ các chế tài hành chính và hình sự, có nhiều lĩnh vực pháp luật, là công cụ pháp lý quan trọng để đấu tranh với các loại tội phạm.

Ngoài ra lực lượng cảnh sát rất hùng hậu, với phương tiện kĩ thuật hiện đại, kinh nghiệm dày dạn trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nên không có chuyện lực lượng phòng chống tội phạm ở Việt Nam lại chịu thua các đối tượng phạm tội ở bất cứ nhóm, loại tội phạm nào.

Cũng bởi vậy, nếu địa phương nào mà có những băng nhóm tội phạm hoạt động ngang nhiên, công khai, nổi cộm, gây nhức nhối trong xã hội, chỉ có thể là sự yếu kém của lãnh đạo chính quyền hoặc có sự dung túng, tiếp tay của một số cán bộ thoái hóa, biến chất.

Luật sư Cường cũng cho rằng, việc xử lý những băng nhóm tội phạm mà phía sau có sự bao che, dung túng của người có chức vụ quyền hạn hoặc những nhóm tội phạm hoạt động nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm, có tiềm lực về kinh tế thì sẽ gây không ít khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc triệt phá, khống chế những đối tượng này.

​ Đường "Nhuệ" khi bị bắt tại Hà Nam

​ Đường "Nhuệ" khi bị bắt tại Hà Nam

Về nguyên tắc, khi giải quyết một vụ án hình sự phải xác minh, làm rõ tất cả các vấn đề có liên quan, làm rõ tất cả các hành vi phạm tội và làm rõ tất cả những đối tượng có liên quan đến tội phạm theo nguyên tắc không sót người không lọt tội.

Do đó, khi tội phạm có tổ chức là những băng nhóm hoạt động theo kiểu xã hội đen bị triệt phá phải xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.

Trong vụ án Đường “Nhuệ”, trách nhiệm của cơ quan quản lý, chính quyền địa phương ở đâu? Tại sao lại để xảy ra những trường hợp đối tượng ngang nhiên lộng hành, thách thức pháp luật? Tại sao lại để những vụ việc khiếu kiện, tố cáo không được giải quyết một cách triệt để? Nguyên nhân, điều kiện nào khiến các đối tượng có thể thực hiện được hành vi phạm tội?

Công an Thái Bình khám xét nơi ở của vợ chồng Đường Dương ở phường Kỳ Bá, TP Thái Bình

Công an Thái Bình khám xét nơi ở của vợ chồng Đường Dương ở phường Kỳ Bá, TP Thái Bình

"Với vụ án hình sự xảy ra đối với nhóm của Đường Nhuệ, cơ quan điều tra sẽ tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ các hành vi như: Cưỡng đoạt tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, cho vay nặng lãi, đe dọa giết người, vi phạm quy định về hoạt động đấu thầu, đấu giá đất...

Đồng thời sẽ xem xét xử lý đối với các cán bộ có liên quan trong việc giữ gìn an ninh trật tự và trong hoạt động giải quyết các đơn thư khiếu kiện, hoạt động đấu giá đất và các lĩnh vực khác mà các đối tượng này có liên quan với nguyên tắc sẽ không khoan nhượng, không có vùng cấm, cán bộ nào sai đến đâu phải xử lý theo pháp luật đến đó", luật sư Cường cho biết.

Luật sư Cường nhìn nhận, tội phạm về chức vụ và các băng nhóm hoạt động kiểu xã hội đen đều có chung lợi ích kinh tế. Khi quyền lực nhà nước bị lạm dụng, cán bộ thoái hoá đã dùng quyền lực để phục vụ cho các băng nhóm tội phạm thì sẽ có sự ăn chia lợi ích kinh tế thu được của các băng nhóm hoạt động tội phạm với những người có chức vụ.

Nguồn: [Link nguồn]

Những điều ít biết về Nguyễn Xuân Đường trước khi lún sâu vào giới giang hồ

Đại gia giang hồ khét tiếng Nguyễn Xuân Đường từng có tuổi thơ đầy sóng gió và hoàn cảnh gia đình vô cùng éo le...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Tâm ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN