Kỳ án "vườn điều": “Điểm huyệt” những vi phạm trong quá trình điều tra

Sự kiện: Tin pháp luật

Nghiên cứu, phân tích những vi phạm trong quá trình điều tra trong vụ án “vườn điều”, ngày 2/2/2005, tại TP.HCM, ban Nội chính tổ chức cuộc họp liên ngành.

Tại cuộc họp, các cơ quan tư pháp Trung ương đánh giá hướng xử lý vụ án “vườn điều” và chỉ ra những vi phạm trong quá trình điều tra.

Nhiều vướng mắc về thu thập và đánh giá chứng cứ

Theo lời kể của ông Dương Thanh Biểu-Nguyên Viện trưởng VKSND Tối cao, hôm đó, ban Nội chính Trung ương có ông Trương Vĩnh Trọng dự và chủ trì. TAND Tối cao có ông Đặng Quang Phương, Phó Chánh án TAND Tối cao và lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ. Bộ Công an có Thứ trưởng Lê Thế Tiệm, đồng chí Cao Ngọc Oánh. VKSND Tối cao có Viện trưởng Hà Mạnh Trí, ông Dương Thanh Biểu và lãnh đạo vụ Kiểm sát xét xử (vụ 3), VKS xét xử phúc thẩm tại TP.HCM và các cơ quan tư pháp tỉnh Bình Thuận.

Vụ án vườn điều được coi là kỳ án xuyên thế kỷ.

Vụ án vườn điều được coi là kỳ án xuyên thế kỷ.

Tại cuộc họp có nhiều ý kiến khác nhau. Mặc dù đã chuẩn bị bài phát biểu cẩn thận nhưng ông Dương Thanh Biểu vẫn khá lo lắng. “Tại buổi họp, tôi tán thành với một số ý kiến của các đại biểu về nhận định: Vụ án xảy ra đã lâu, các cơ quan tư pháp tỉnh Bình Thuận vừa qua cũng đã có nhiều cố gắng trong việc điều tra theo 9 vấn đề mà tòa Phúc thẩm yêu cầu.

Vụ án xảy ra lâu nên có những việc không thể khắc phục được như hiện trường, con dao gây án, bức thư tình... Còn người viết thư hộ bà Mỹ thì đã xác định được. VKS xét xử phúc thẩm và tòa Phúc thẩm tại TP.HCM cũng đã có nhiều cố gắng trong việc thu thập chứng cứ và tiến hành xét xử phúc thẩm lần thứ nhất và đang chuẩn bị xét xử phúc thẩm lần hai. Tuy nhiên, vụ án đến đây vẫn còn nhiều vướng mắc về thu thập và đánh giá chứng cứ. Tôi được giao nhiệm vụ chỉ đạo việc nghiên cứu hồ sơ, xác minh, thu thập thêm chứng cứ theo quyết định của tòa Phúc thẩm...”, ông Biểu bộc bạch.

Tại cuộc họp, VKSND Tối cao nhận thiếu sót vì hồ sơ vụ án chưa đáp ứng được yêu cầu chống oan, chống lọt, làm cho dư luận bức xúc, không đồng tình với kết quả giải quyết vụ án. Để giải quyết dứt điểm vụ án này, ông Dương Thanh Biểu đã đề một số ý kiến.

Trong 9 vấn đề mà tòa Phúc thẩm yêu cầu điều tra làm rõ thì có nhiều vấn đề vẫn chưa làm được. Ba bị cáo Nén, Lâm, Vân lúc nhận tội, lúc phản cung. Trong lúc đó chứng cứ vật chất trong hồ sơ không có gì. Lời nhận tội của các bị cáo cũng mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, giữa đêm hôm mà sao Nén và Lâm thấy được bà Mỹ đeo nhẫn, đồng hồ? Bức thư mỗi người khai một khác. Con dao phay theo Nén khai là hung khí chém bà Mỹ nhưng không phù hợp với vết thương, tang vật thì để mất... Công tác điều tra còn nhiều vi phạm tố tụng. Đấy là chưa đề cập 24 nội dung mà luật sư nêu ra. Như vậy, đến lúc xét xử phúc thẩm lần hai, các đơn vị phải nỗ lực củng cố tài liệu hồ sơ như các đại biểu nêu.

Với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, bản thân ông Biểu thấy chưa thể yên tâm khi đề nghị Tòa tuyên các bị cáo có tội. Cho nên, phải căn cứ việc điều tra, thẩm vấn, tranh luận tại phiên tòa để HĐXX quyết định. Phương án thứ nhất, nếu tại phiên tòa mà giải quyết được những vướng mắc như các đại biểu đã cho ý kiến thì tuyên các bị cáo có tội. Nhưng kết tội là phải bảo đảm chính xác, đúng người, đúng tội. Người bị tuyên án cũng như luật sư, báo chí đồng tình, tức là bản án phải thật sự “tâm khục, khẩu phục”. Phương án thứ hai, nếu tại phiên tòa phúc thẩm, qua tranh luận mà vẫn chưa đủ căn cứ buộc tội thì phải tuyên hủy án điều tra lại từ đầu. Trong trường hợp này tôi đề nghị, không giao hồ sơ cho địa phương.

“Nghe tôi nói vậy, có rất nhiều người lắc đầu nhưng đồng chí Trương Vĩnh Trọng gật đầu khiến tôi tự tin hơn. Việc giao hồ sơ cho VKSND Tối cao và bộ Công an điều tra lại từ đầu sẽ gỡ nút thắt trong vụ án, hy vọng giải quyết chính xác, dứt điểm được vụ án”, ông Biểu nhớ lại.

Xem xét tình huống hủy án, giải quyết ở cấp Trung ương

Điểm thứ ba ông Biểu nhắc đến là việc nhiều tờ báo đưa tin về vụ án này. Nhất là sau khi xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm lần hai. Trong đó có nhiều báo đưa tin trái chiều nhau, làm cho dư luận nhân dân rất phân tâm về vụ án. Thậm chí có nhiều tờ báo kiến nghị xử lý hình sự người tiến hành tố tụng ở địa phương. Vì vậy, ông Biểu đề nghị nên tổ chức họp báo để định hướng dư luận, bảo đảm công tác báo chí phải góp phần cùng các cơ quan tư pháp giải quyết tốt vụ án này.

“Tôi phát biểu đến đây thấy Trưởng ban Nội chính TW Trương Vĩnh Trọng và Viện trưởng VKSNDTC Hà Mạnh Trí gật đầu, nên yên tâm. Tiếp đó, ông Hà Mạnh Trí đề nghị kiểm sát viên và thẩm phán phải chuẩn bị nội dung thẩm vấn tại phiên tòa thật kỹ. Trong đó chú ý 9 nội dung mà tòa Phúc thẩm đặt ra và 22 nội dung luật sư yêu cầu làm rõ. Cho nên các nhân chứng phải có mặt đầy đủ tại phiên tòa như bà Yến, người viết thư cho bà Mỹ, bà Lan viết thư cho bà Lâm... Trong trường hợp tại phiên tòa phúc thẩm vẫn không làm rõ những nội dung như hội nghị đặt ra thì phải hủy án và được giải quyết ở cấp cao hơn (Trung ương)”, ông Biểu kể lại.

Kết luận hội nghị, Trưởng ban Nội chính TW Trương Vĩnh Trọng nhất trí ý kiến mà ông Biểu nêu ra và nhấn mạnh: “Tôi nhất trí với ý kiến của VKSND Tối cao là trong trường hợp hủy án thì các cơ quan tư pháp Trung ương đảm nhận việc điều tra lại theo thủ tục chung. Đại diện bộ Công an và các đại biểu trong hội trường đều nhất trí”.  

“Cuộc họp liên ngành kết thúc để lại trong tôi nhiều cảm xúc khó tả. Như vậy, những đề xuất của tôi với Viện trưởng VKSND Tối cao Hà Mạnh Trí đã được hội nghị nhất trí. Tôi phấn khởi, tự tin là sắp tới vụ án sẽ được giải quyết dứt điểm theo kết luận của Trưởng ban Nội chính TW Trương Vĩnh Trọng”, ông Biểu nói.

(Còn nữa)

Nguồn: [Link nguồn]

Kỳ án ”vườn điều”: Giải mã “góc khuất” trong bức thư tình oan nghiệt

Trong vụ án "vườn điều", Huỳnh Văn Nén chính là chìa khóa giải mã những góc khuất phía sau bức thư tình oan nghiệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hương Lan- Nguyễn Thúy ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN