“Kỳ án” đào tẩu gây chấn động lịch sử Thế chiến thứ 2

Bắt đầu từ khát khao tự do của chàng phi công Anh tài ba, một cuộc vượt ngục khiến thế giới phải kinh ngạc, thán phục đã được hiện thực hóa vào đêm 24, rạng sáng ngày 25/3/1944.

LTS: Nhà tù có chức năng giam giữ phạm nhân nhưng với nhiều tên tội phạm, đây được xem là cái đích cần vượt qua để tìm lại tự do. Bài viết về những phi vụ vượt ngục khó tin sau đây, hé lộ chiêu thức những kẻ đào tẩu thực hiện để chạy trốn khỏi các nhà tù kiên cố bậc nhất.

“Kỳ án” đào tẩu gây chấn động lịch sử Thế chiến thứ 2 - 1

Chân dung chàng phi công tài ba Roger Bushell

Bất chấp thực tế rằng Công ước Geneva về đối xử với tù binh chiến tranh đã biến nhà tù Salag Luft III của Đức thành một chốn giống như khách sạn 5 sao trong thời Thế chiến thứ hai, tù nhân người Anh Roger Bushell vẫn không khi nào nguôi ngoai kế hoạch trốn thoát đầy tham vọng của mình.

Nhà tù bất khả xâm phạm

Roger Bushell sinh năm 1929 vốn là một luật sư tài năng và sau đó được đào tạo để trở thành phi công, là chỉ huy Không đoàn 92 của Anh.

Trong Thế chiến thứ hai năm 1940, máy bay của anh bị bắn hạ trong trận đánh tại thành phố Dunkerque của Pháp - vùng đất bị quân Đức chiếm đóng. Anh bị bắt và đưa đến nhà tù Stalag Luft III.

Stalag Luft III nằm cách thủ đô Berlin khoảng 150 km về phía đông, là một trại giam tù binh chiến tranh với hệ thống bảo vệ chắc chắn nhất của quân đội phát xít Đức.

Nơi đây nằm giữa một bãi đất trống gần cánh rừng thông, có chu vi vào khoảng 1.350m. Bao bọc quanh nhà tù là hai hàng rào dây thép cao gần 2,5m, lớp nọ cách lớp kia gần 1,5m.

Bất kỳ tù nhân nào dại dột bước qua hàng rào sẽ bị các khẩu súng máy ở trên các tháp canh bắn tan xác.

Salag Luft III - nơi được sinh ra để khiến những kẻ âm mưu đào hầm phải nản chí, bởi nó có nền đất pha cát vàng không phù hợp cho việc xây hầm, bên cạnh việc được trang bị các micro ghi nhận chấn động nằm dọc theo hàng rào của nhà tù. Các khu giam giữ còn được xây dựng cách mặt đất khoảng 60cm, vì thế mà những tên lính gác có thể bò bên dưới và truy tìm các đường hầm.

“Kỳ án” đào tẩu gây chấn động lịch sử Thế chiến thứ 2 - 2

Nhà tù Stalag Luft III

Cuộc vượt ngục chấn động nhất lịch sử

Sau nhiều ngày suy tính, Roger Bushell quyết định bày tỏ kế hoạch của mình với những người bạn tù. Sau nhiều cuộc họp bí mật, nhóm của Bushell đã nhất trí tiến hành một cuộc chạy trốn quy mô khỏi Stalag Luft III.

Roger Bushell đã thành lập một ủy ban bao gồm các chuyên gia và họ quyết định đào ba đường hầm với hy vọng rằng, ít nhất một trong số ba đường hầm này sẽ giúp họ vượt ngục thành công. Để đảm bảo bí mật, họ quyết định đặt tên cho ba đường hầm này là Tom, Dick và Harry.

Tom nằm cách lớp hàng rào dây thép gai về phía Tây khoảng 30m. Lối dẫn xuống đường hầm được đào qua lớp bê-tông nằm ngay bên ngoài cửa bếp. Dick được bắt đầu từ một căn nhà gỗ nằm cách hàng rào xa hơn. Đường hầm Harry được làm phía dưới một bếp lò.

Các thành viên trong nhóm phân chia công việc vô cùng cụ thể, gồm nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm là các thành viên đã từng chiến đấu với nhau hoặc cùng một dân tộc. Các nhóm nhỏ này sẽ có các nhiệm vụ khác nhau, một số đào hầm, một hội cảnh giới, nhóm vẽ bản đồ…

“Kỳ án” đào tẩu gây chấn động lịch sử Thế chiến thứ 2 - 3

Sơ đồ đường hầm Harry

Theo số liệu các nhân chứng kể lại, ngoài các máy xúc được biên chế để lao động, các tù nhân phải bí mật biển thủ khoảng 1.200 con dao, gần 1.000 thìa muỗng, 1.400 vỏ lon sữa để phục vụ công tác xúc đất, cùng 90 khung giường, 4.000 thanh dát giường, 35 ghế, 20 bảng gỗ cho việc chống và gia cố đường hầm.

Khi mọi việc đang tiến hành thuận lợi thì tên đứng đầu nhà tù bày tỏ sự nghi ngờ. Hắn ra lệnh cho lính gác thường xuyên kiểm tra bất ngờ và sử dụng cả ống nhòm bí mật quan sát từng cử động của tù nhân.

Trong một lần kiểm tra, một tên lính Đức đã phát hiện ra đường hầm Tom và đã tiến hành đặt thuốc nổ để phá hủy đường hầm này.

Để tránh sự nghi ngờ, Roger Bushell quyết định dừng mọi công việc với hai đường ngầm còn lại và đợi cho tình hình lắng xuống. Mãi cho đến tháng 1/1944, công việc đào đường hầm mới được khởi động trở lại.

Lần này, các thành viên đã có một kế hoạch chi tiết hơn, họ sử dụng đường hầm Dick để chứa cát đào ra từ đường hầm Harry. Những người tù thường đào khoảng 6 tiếng một ca, để không làm quần áo dính bùn, tất cả phải trần truồng khi làm việc.

Đến giữa tháng 3, những người tù ước tính đào được đến chỗ cánh rừng. Họ quyết định tổ chức một cuộc họp quan trọng bao gồm thứ tự đào tẩu, ngày khởi sự.

Vào đêm khởi sự, tù binh tập trung bò qua đường hầm Harry, vượt qua tháp canh đến khu rừng phía sau. Bỗng đường hầm bị sụp một đoạn, chỉ có 76 người thoát khỏi trại tù binh vào 4h45′ ngày 25/3/1944.

Báo động tù nhân vượt ngục ngay lập tức được réo lên liên hồi. Một cuộc truy tìm quy mô lớn kéo dài đến vài tuần. Trong số 76 tù nhân vượt ngục, 50 người bị bắt lại trong trại tù binh.

Số tù nhân không bị bắt lại phải đối diện với thời tiết khắc nghiệt của mùa đông. Trời rất lạnh, nhiệt độ ngoài trời xuống tới -22 và -25 độ C mà các tù nhân lại không có ủng, găng tay hay mũ… Đa số họ đều chịu không nổi nên bị chết vì bệnh thương hàn và đói.

Dù phần lớn số người tham gia vượt ngục đã chết nhưng cuộc vượt ngục này nhanh chóng gây chấn động trên khắp nước Đức và toàn thế giới. Đây được coi là minh chứng cho trí thông minh và lòng dũng cảm của các anh hùng thời chiến.

Sự đột phá này sau đó được bất diệt trong bộ phim The Great Escape, trong đó nhân vật 'Roger Bartlett' trong phim dựa trên đúng nguyên mẫu của nhà lãnh đạo tài ba Roger Bushell.

 -----------------------------------------------

Mời quý vị đón đọc phần tiếp theo Những phi vụ vượt ngục khó tin vào 4h ngày 16/10/2017.

Hành trình 7 tháng kinh hoàng thoát khỏi nơi giam giữ bị cô lập giữa đại dương

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân Nhật Bản chiếm hàng chục hòn đảo nhỏ trong Chiến dịch Thái Bình Dương, biến...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Anh (Theo Pem, Today In British History) ([Tên nguồn])
Những phi vụ vượt ngục khó tin Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN