Khi "đỏ đen" tràn về làng quê
Cờ bạc ngày càng biến tướng và tồn tại dưới muôn hình vạn trạng. Đáng báo động, "bác thằng bần" đã len lỏi về các vùng nông thôn, tràn vào mỗi gia đình. Già trẻ, gái trai, thậm chí cả học sinh cũng mê mệt với trò chơi "tán gia bại sản" này.
Sức hút của "ma game"
Dạo một vòng quanh con đường liên huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), không khó để nhận ra những điểm chơi game bắn cá lúc nào cũng nhộn nhịp kẻ ra người vào. Trong số những "thượng khách" vào chơi, có nhiều màu áo trắng học trò, khuôn mặt còn "búng ra sữa" đang say mê "chiến đấu".
Tuy là trò chơi miễn phí trên mạng nhưng có sức hút ghê gớm với người chơi bởi phần thưởng được quy ra bằng thẻ cào. Những "con chiên" cứ lao vào "cày bừa" quên ăn quên ngủ và quên luôn học hành. Giá mỗi tiếng chơi game là 5 ngàn đồng, nếu nhân lên vài tiếng mỗi ngày, trong một tuần, một tháng thì con số lên đến hàng trăm. Số tiền ấy, với những học sinh nông thôn đã phải nhịn ăn sáng, nhịn uống nước.
Chiều sẩm tối, Lê Văn M. (15 tuổi) mới thẫn thờ, bơ phờ bước ra từ phòng game. M. cho biết, đã "mài ghế" ở đây từ 9 giờ sáng, chơi hết 50 ngàn. M. đang là học sinh cấp 3, lấy lý do vừa thi học kỳ xong nên muốn "xả hơi". M xin ba mẹ 50 ngàn đi họp nhóm ở... tiệm game.
Xóc đũa bốc số nhận thưởng.
Vùng quê trù phú này từ bao năm qua vốn dĩ bình yên với những vườn cây trái sum sê, những ruộng rau xanh mướt mắt và cửa nhà dân thường không bao giờ đóng, nhưng hai năm trở lại đây, nổi lên nạn trộm cắp vặt rất "nhộn nhịp". Các nhà vườn thường bị mất trái cây khiến họ phải rào chắn và nuôi chó để báo động. Nhiều ông chủ phải mắc võng ngủ giữa vườn cả ngày lẫn đêm để canh chừng.
Ông Nguyễn Văn Út, chủ vườn xoài 3 công đất đã phải thốt lên: "Mỗi lần mất vài chục ký lô thôi nhưng tức cái là chúng hái quả xong còn bẻ luôn cành. Trộm này chắc chỉ có mấy thanh niên nghiện game thôi". Nhà bà Năm không có vườn trái cây thì bị bắt trộm mất ổ gà mái đang ấp sắp đến ngày nở. Do già yếu không canh chừng được nên lứa ấp mới bà Năm ôm luôn vào gầm giường cho chắc ăn.
Hệ lụy của trò chơi bắn cá (thực chất là trò cờ bạc trá hình ăn thua bằng tiền) đã khiến nhiều gia đình tan nát. Đinh Văn H. (Duyên Hải, Trà Vinh) vốn là một người đàn ông hiền lành chân chất. Sau khi bập vào trò game đã say như điếu đổ, không thể buông ra được. H. bỏ hết công ăn việc làm, ngày nào cũng "mài đũng quần" ở quán game.
Hết tiền, H. về nhà lấy hết tiền của vợ chồng dành dụm được đổ vào game. Chơi như H. thì cái bị Thạch Sanh cũng hết huống hồ vài chục triệu đồng. Khi vợ biết được đã tức tối ôm con về nhà cha mẹ ruột sống. H. tới năn nỉ vợ về nhà nhưng không được, bực tức và nghĩ quẩn, anh ta đã mua xăng tưới lên người, châm lửa đốt rồi lao vào ôm cha vợ tự tử. Hậu quả, H. tử vong, còn cha vợ thì bị bỏng nặng.
Chính quyền các cấp ở địa phương đang loay hoay tìm cách bài trừ tệ nạn cờ bạc nhưng vấn nạn này đang ngày càng tinh vi, biến tướng dưới nhiều hình thức rất khó quy kết người chơi phạm tội. Một lãnh đạo Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, các máy game bắn cá đều có một CPU như một chiếc máy tính và đã được lập trình sẵn chương trình "đánh bạc" cho nên người chơi không thể thắng được.
Khi đàn bà mê cờ bạc
Thanh niên mê game, người lớn mê "ba lá". Đây là loại hình cờ bạc thu hút không chỉ cánh đàn ông mà còn cả phụ nữ. Cứ chiều về, cánh bà Bảy Lụa, bà Hai Tâm, bà Lan Huy... lại lén lút hú gọi nhau ra góc ao gần cánh đồng nhà bà Bảy Lụa chơi ba lá ăn tiền. Ban đầu, mỗi ván chơi ăn thua 2 - 4 (tức 2 ngàn, 4 ngàn) sau này tăng lên 3 - 6 rồi 5 -10. Tàn cuộc chơi, ai thắng đậm cũng được vài trăm.
Bà Bảy giải thích: "Tụi tôi chơi tiêu khiển thôi, chứ ăn thua gì vài đồng lẻ". Đây là cách nói ngụy biện cho việc ham mê cờ bạc của mấy bà, thực tế đã gây không ít rắc rối trong cuộc sống gia đình. Bà Hai Tâm không có nghề nghiệp gì, thỉnh thoảng hái được ít rau muống và mấy trái dừa trong vườn nhà đi bán lấy tiền dưa muối, còn lại tất cả đều phụ thuộc vào ông chồng đi làm thầu xây dựng.
Mỗi lần chồng mang tiền về, bà Hai bớt xén một chút, nửa chơi hụi nửa chơi ba lá. Sau này thua nhiều quá, tiền bị thâm hụt mà không có lý do chính đáng, ông chồng gặng hỏi bà Hai mới thú nhận chơi bạc thua. Thế là một trận cuồng phong nổ ra, bà Hai Tâm bị chửi suốt một tuần và từ đó, ông chồng cắt luôn "nhiệm vụ" cầm tiền của bà Hai Tâm. Không còn tiền, bà Hai chỉ trông chờ vào ít hoa lợi trong vườn, được đồng nào bà "nướng" vào "đỏ đen" hết.
Còn bà Bảy Lụa do sống cảnh một mẹ một con nên không ai quản lý, thoải mái ăn chơi. Con bà Bảy đi tàu viễn dương, mỗi năm chỉ về nhà một vài lần thăm mẹ, dúi cho bà ít tiền rồi lại đi. Có tiền, bà Bảy dùng để vui chơi, cờ bạc. Bà tâm sự: "Tôi có một khoản tiết kiệm không bao giờ dám đụng đến. Tiền chơi mấy thứ này là tiền tiêu vặt thôi, không đáng là bao".
Cũng mê cờ bạc mà mấy tháng nay, vợ chồng bà Hai Tâm có dấu hiệu rạn nứt. Chồng bà Hai nghe nói chán vợ nên cặp bồ bên ngoài khi bị phát hiện thì tuyên bố bỏ vợ. Mặc cho mấy đứa con khuyên can, chồng bà Hai quyết tâm đưa đơn ra tòa.
Nạn cờ bạc hoành hành ở nông thôn từ nhỏ đến lớn, từ vài ngàn cho đến vài trăm triệu đã gây nhức nhối trong xã hội, làm đảo lộn cuộc sống gia đình. Mới đây, tại xã Phi Thông (TP Rạch Giá, Kiên Giang), cơ quan công an đã triệt phá một sòng bạc ngay giữa cánh đồng, bắt quả tang nhiều người đang đánh bài cào 3 lá ăn tiền.
Đáng chú ý, các con bạc toàn là nông dân chân lấm tay bùn, trong đó có nhiều phụ nữ luống tuổi. Trước đó vào tháng 6 nãm 2018, Công an huyện Chợ Mới (An Giang) cũng triệt phá thành công một tụ điểm đánh bạc bằng hình thức đánh bài ãn tiền với quy mô lớn tại khu đất trống ở ấp Tây Thượng (Mỹ Hiệp). Trên chiếu bạc, cõ quan công an đã thu giữ hõn 40 bộ bài, gần 300 triệu đồng tiền mặt, nhiều xe máy, 33 điện thoại di động và một số tang vật liên quan.
Các con bạc bị bắt giữ gồm 40 đối tượng, trong đó 30 phụ nữ. Chủ sới bạc Lê Phương Bình đã chọn một khu đất trống sau nhà dân, xa trục lộ đường chính, hai bên là ao hồ, người lạ khó tiếp cận và cử người canh gác. Mỗi ván Bình lấy tiền xâu là 50.000 đồng.
Một sới bạc của các quý bà miệt vườn ở miền Tây bị công an triệt phá.
"Đỏ đen" mùa lễ hội
Lợi dụng việc mở hội trong các dịp lễ lớn, ngày Tết, nhiều nhóm ðã tổ chức hoạt động cờ bạc một cách công khai. Trò thịnh hành và lôi cuốn người chõi nhất là "bầu cua tôm cá, xóc đĩa" đã khiến nhiều "con bạc" cháy túi thê thảm. Càng thua thì càng cay cú muốn gỡ, càng gỡ lại càng thua dẫn đến sự ức chế, tức tối phải bằng mọi giá kiếm tiền chõi tiếp và cuối cùng là trắng tay.
Có một ðiều lạ là hầu như ai cũng ý thức được cờ bạc là xấu, là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy mất mát, tan cửa nát nhà, song hễ cứ đầu xuân khai hội, nhiều ngýời lại muốn thử vận may với trò "đỏ đen", thậm chí một số người chỉ tham gia lễ hội với mục đích chính là chõi bài hoặc xóc đĩa.
Trà Vãn Q. (43 tuổi, quê Trà Vinh) là điển hình của "bác thằng bần" chỉ sau ba mùa Lễ Chôl Chnăm Thmây (còn được gọi là "Tết năm mới" hay "Lễ chịu tuổi") của người Khmer Nam Bộ được tổ chức rất lớn, náo nhiệt và sôi động khắp các phum sóc ở Trà Vinh. Với suy nghĩ, ngày vui mỗi năm mới có một lần nên Q. cũng như bao người đàn ông khác lao mình vào những cuộc chơi "đỏ đen". Năm đầu tiên, Q. thua mất chiếc xe máy, năm thứ hai thua một công ruộng và năm thứ ba mất đứt mảnh vườn.
Trò rút số trúng thưởng ở lễ hội.
Gia tài chỉ còn ngôi nhà rách, vợ con Q. gào khóc đứt hơi, bồng bế nhau bỏ đi hết. Q. một mình chơi vơi, bỏ xứ lên TP Hồ Chí Minh chạy xe ba gác thuê. Q. thề với bản thân là sẽ không bao giờ dính vào trò đỏ đen ma quái đó nữa, anh nhận ra, tất cả các con bạc đều không thể nào thắng nổi mấy "thủ thuật" gian trá của chủ sòng.
Hai năm làm lụng vất vả, Q. dành dụm được 50 triệu trở về quê tạ tội với vợ con thì đã muộn. Vợ anh cầm cố căn nhà, gửi con cho ông bà ngoại để đi sang Campuchia làm gì không ai biết. Q. nửa buồn bã nửa căm hận đi lang thang uống rượu rồi trong cơn say, anh ta trở về ngôi nhà thân quen của mình châm lửa đốt. Khi sực tỉnh thì mái nhà xưa đã thành một đống tro tàn, Q. hoảng sợ ra bến xe mua vé trở lại thành phố và từ đó không dám bén mảng về quê nữa.
"Sòng bạc" ở lễ hội hoạt động nhỏ lẻ nhưng nhộn nhịp và công khai. Tại đây, rất nhiều con bạc là học sinh xin cha mẹ tiền đi chơi lễ hội nhưng thực chất là "nướng" vào mấy trò như úp xu, rút đũa, ném vòng hoặc tham gia cá cược các hội thi chọi gà, đấu vật, nấu ăn,...
Tiến sĩ Lê Vãn Tuấn, Viện trưởng Viện khoa học lao động sáng tạo Việt Nam nhận định: "Chế tài xử phạt trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội chưa đủ hoặc còn quá nhẹ nên hầu như không có sức răn đe. Đó cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến cho các tệ nạn, tiêu cực trong các lễ hội vẫn tiếp diễn hết năm này đến năm khác mà không có "thuốc đặc trị".
Các đối tượng bị bắt giữ khai nhận người lập ra ổ đánh bạc này là đại ca bị sứt môi nhưng không rõ danh tính.