Hủy toàn bộ bản án, điều tra xét xử lại vụ VN Pharma
Hôm nay 30-10, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ tiến hành tuyên án vụ án buôn lậu, làm giả giấy tờ, con dấu, tài liệu tại Công ty CP VN Pharma do Nguyễn Minh Hùng, tổng giám đốc, cùng đồng phạm thực hiện.
8g00. Hai bị cáo Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường được dẫn giải đến toà và thư ký cũng bắt đầu điểm danh các bị cáo tại ngoại.
Tòa đang tuyên án-Ảnh: HOÀNG GIANG
8g10. HĐXX bắt đầu làm việc
Chủ tọa phiên xử tiến hành tuyên án vụ án. Vì bản án dài nên HĐXX, những người tham gia phiên toà ngồi. Các bị cáo đứng nghe bản án. Một số luật sư bào chữa vắng mặt trong sáng tuyên án hôm nay.
Hiện bản án đang điểm qua việc các bị cáo kháng cáo về các vấn đề gì và kháng nghị của VKS cấp cao tại TP.HCM đối với án sơ thẩm
Toà nhận định: vụ án phức tạp, dư luận quan tâm, bức xúc, rất nghiêm trọng. Bản án sơ thẩm xét xử các bị cáo chưa toàn diện bỏ lọt hành và mức hình phạt chưa nghiêm.
1. Về tội danh:
Về việc nhập thuốc con dấu, chữ ký, tài liệu giả, đối tác Canada giả... hồ sơ kỹ thuật thuốc như giấy tờ hướng dẫn.... Qua điều tra nhận thấy đây thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều 2 Luật Dược năm 2005 và Điều 4 Nghị định số 08/2013/NĐ-CP quy định: “Thuốc kém chất lượng là thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền”. Tại khoản 24 Điều 2 quy định: “Thuốc giả là sản phẩm được sản xuất dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo, thuộc một trong những trường hợp sau đây: Không có dược chất, có dược chất nhưng không có hàm lượng đã đăng ký, có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, mạo tên, kiểu dáng công nghiệp của thuốc đã đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp của cơ sở sản xuất khác".
Giám định của Bộ Y Tế thuốc chưa rõ. Ý chí của bị cáo tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh thuốc phòng bệnh không phải như toà sơ thẩm xét xử tội buôn lậu là chưa phù hợp, chưa xem xét đúng toàn diện vụ án. Giám định của Bộ Y tế là chưa khách quan cần giám định lại. Từ đó tòa nhận định kháng nghị của VKS về tội danh là có cơ sở. Cần phải điều tra lại làm rõ các chứng cứ để xem xét vụ án toàn diện.
2. Về bỏ lọt người, lọt tội
Việc cấp sơ thẩm chưa làm rõ hành vi làm giả con dấu tài liệu đối với các bị cáo Hùng, Cường và cấp dưới là bỏ lọt tội. Đối với các bị cáo án sơ thẩm chỉ xử về làm giả con dấu, tài liệu cũng bỏ lọt tội phạm khi biết rõ việc nhập thuốc của các bị cáo kia. Đối với một phó Tổng VN Pharma và một nhân viên tại đây biết rõ việc nhập thuốc trên có dấu hiệu đồng phạm nhưng không bị xử lý làm bỏ lọt
3.Sai phạm của Cục quản lý dược
Việc nhập lô thuốc là có sự tắc trách của cán bộ cục này. Việc thẩm định có nhiều thiếu sót. Việc truy xuất, xác minh nguồn gốc công ty Canada làm cần thiết như đại diện của cơ quan nay trả lời là bắt buộc, đây là sai phạm nghiêm trọng.
4. Vấn đề về vật chứng
Một chuỗi hành vi xâm phạm nhiều khách thể pháp luật bảo vệ Chấp nhận kháng nghị VKS hủy toàn bộ án sơ thẩm điều tra xét xử lại theo thủ tục chung cho toàn diện.
Khi xét xử sơ thẩm, TAND TP.HCM đã nhiều lần trả hồ sơ điều tra bổ sung các vấn đề bỏ lọt người lọt tội trách nhiệm của các cá nhân
Các bị cáo tại tòa sáng nay-Ảnh: HOÀNG GIANG
Hai bị cáo Hùng và Cường được áp giải đến tòa. Ảnh: HOÀNG GIANG
Trước đó trong phần tranh luận VKS đã có những phân tích và bảo vệ quan điểm kháng nghị là lọt người, lọt tội, giám định thuốc chưa khách quan cũng như thiếu sót trong xử lý vật chứng của cấp sơ thẩm, từ đó đề nghị hủy toàn bộ án sơ thẩm để điều tra xét xử lại. Phía bị cáo Võ Mạnh Cường và Phạm Văn Thông nộp thêm chứng cứ mới. Đó là những tài liệu liên quan đến đối tác nước ngoài Canada có thật hay không và vấn đề về thuốc nhập trong vụ án.
Đáng chú ý, ngày 23-10, không như dự kiến là sẽ tuyên án mà HĐXX đã quay lại phần xét hỏi. Bộ Y Tế khi đó cũng có công văn trả lời các câu hỏi của HĐXX cũng như cử cán bộ đến toà trả lời câu hỏi về quy trình cấp phép nhập thuốc.
Và trong diễn biến hai ngày quay lại xét hỏi tranh luận, vụ án đã có nhiều vấn đề pháp lý tranh cãi mà Pháp Luật TP.HCM đã đề cập như việc bắt tạm giam hai bị cáo Hùng, Cường và giấy mời thứ trưởng Bộ Y Tế...
Các bị cáo trong phiên tòa ngày 23-10. Ảnh: HOÀNG GIANG
Theo hồ sơ vụ án Hùng đã cùng bàn bạc với bị cáo Cường hợp tác nhập khẩu thuốc H-capita 500mg của công ty Helix Canada vào Việt Nam. Bị cáo Cường đã cung cấp cho Hùng Giấy chứng nhận bán hàng tự do (FSC) và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) tại Canada do bộ y tế Canada cấp và được hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada để Hùng làm hồ sơ xin nhập khẩu thuốc.
Tuy nhiên, do Cường không cung cấp tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm thuốc, nhà máy sản xuất, nhãn mác tiêu chuẩn với thuốc H –capita nên bị cáo Hùng đã chỉ đạo nhân viên thuê dược sĩ viết hồ sơ tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc để các nhân viên của mình đóng con dấu Helix lên đó để hợp thức hóa hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu. Sau đó bị cáo Hùng chỉ đạo lập hồ sơ đề nghị Cục quản lý dược - Bộ y tế cấp phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-capita 500mg nói trên thông qua công ty Austin Speciaties (Hong Kong)
Sau khi có giấy phép, Hùng đã chỉ đạo nhân viên tạo dựng hợp đồng và phụ lục hợp đồng mua thuốc H-capita với công ty Austin là nhà cung cấp. Nhưng do công ty Austin đã hết hạn giấy phép hoạt động tại Việt Nam ngày 6/10/2013 nên Hùng đã chỉ đạo nhân viên lùi ngày trên hợp đồng là ngày 01/10/2013 để phù hợp với giấy phép của công ty Austin đồng thời điều chỉnh nâng giá thuốc từ 27 USD/hộp lên 75USD/hộp. Sau đó, bị cáo Hùng đã dùng con dấu của công ty Austin và con dấu giám đốc công ty này cho dược sĩ đóng vào hợp đồng. Ngày 11/4/2014, VN Pharma đã tiến hành mở tờ khai hải quan để nhập khẩu lô thuốc với số lượng là 9.300 hộp về Việt Nam… Sau khi nhập khẩu lô thuốc về kho của công ty Hùng nghe tin lô thuốc không đạt tiêu chuẩn đã tiến hành niêm phong lô thuốc và chủ động báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền, đồng thời mang thuốc đi giám định chất lượng nên đã kịp thời ngăn chặn hậu quả xảy ra.
Dự kiến trong ngày mai (30-10), tòa phúc thẩm sẽ tuyên án vụ VN Pharma. Báo Người Lao Động điểm lại một số ý kiến tranh...