Hành trình đấu tranh, bóc trần thủ đoạn các đối tượng trong chuyên án mua, bán thận

Sự kiện: Tin pháp luật

Do không được ghép thận, anh H. liên hệ với Tú và Nghĩa để lấy lại tiền. Tuy nhiên, chúng chỉ trả lại rất ít tiền nên anh H không đồng ý và đã trình báo cơ quan công an...

Ngang nhiên mua, bán thận

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Huế vừa bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Tú (SN 1990, hộ khẩu thường trú phường Rạch Dừa, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; hiện trú tại 51 Trần Nguyên Hãn, phường Thuận Hoà, TP. Huế) và Nguyễn Văn Nghĩa (SN 1990, trú Ấp An Qui, An Thới, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre) về hành vi "Mua bán bộ phận cơ thể người".

Theo kết quả điều tra, khoảng tháng 10/2021, anh H. (SN 1988, trú phường Hương Hồ, TP. Huế) bị suy thận giai đoạn cuối đang điều trị tại khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Trung Huế) thì gặp Nguyễn Thanh Tú.

Biết anh H. bị suy thận giai đoạn cuối, Tú đề cập nếu có nhu cầu mua và ghép thận sẽ giúp và được anh H. đồng ý. Do có quen biết trước nên Tú liên hệ với Nguyễn Văn Nghĩa để tìm người có nhu cầu bán thận.

Sau khi Nghĩa liên hệ được Nguyễn Đình T. (SN 1990, trú xã Bình Tú, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) là người có nhu cầu bán thận. Để việc mua bán thận được thực hiện, Nghĩa đã chỉ dẫn cho T. và H. làm một số xét nghiệm tại bệnh viện.

Cơ quan công an tống đạt quyết định bắt giữ 2 đối tượng.

Cơ quan công an tống đạt quyết định bắt giữ 2 đối tượng.

Sau khi T. và H. có kết quả xét nghiệm phù hợp với nhau để thực hiện được ca mua bán ghép thận, Nghĩa và T. thống nhất tiền bán thận là 360 triệu đồng. Nghĩa trao đổi với Tú để làm giấy thỏa thuận về việc hỗ trợ ghép thận cho bệnh nhân, cho anh H. nhưng thực chất là diễn ra việc mua bán, ghép thận.

Sau đó, Tú gặp và thỏa thuận thống nhất với anh H. toàn bộ chi phí mua bán, ghép thận thành công tổng số tiền là 800 triệu đồng. Sau khi Tú, Nghĩa và T. thống nhất chi phí việc mua bán ghép thận, ngày 29/11/2021, Tú làm giấy thỏa thuận về việc hỗ trợ ghép thận cho bệnh nhân giữa anh H. và T. tại phường Kim Long, TP. Huế. Tại đây, Tú đã ứng của anh H. số tiền 150 triệu đồng.

Lần thứ 2 vào ngày 31/12/2021 Tú tiếp tục tạm ứng của anh H. số tiền 150 triệu đồng. Cũng trong ngày 31/12/2021, Nghĩa ứng cho T. số tiền 40 triệu đồng và các ngày 28/1/2022, 14/2/2022, anh H. tiếp tục ứng cho T. lần lượt số tiền 20 triệu đồng và 10 triệu đồng.

Sau khi nhận tiền từ anh H. với tổng số tiền 300 triệu đồng, Tú đưa hết cho Nghĩa để Nghĩa thực việc mua bán ghép thận cho anh H., số còn lại sẽ nhận sau khi ghép thận thành công. Khi nhận tiền từ Tú, Nghĩa đưa lại cho Tú số tiền 50 triệu đồng là tiền môi giới và ứng cho T. số tiền 40 triệu đồng và sử dụng khoảng 60 triệu đồng để phục vụ việc ăn ở, đi lại và làm các xét nghiệm, số còn lại Nghĩa tiêu xài hết.

Một thời gian sau, gia đình T. không đồng ý cho T. bán thận. Lo sợ Tú và Nghĩa đe dọa bắt làm lại hồ sơ nên T. đã không ra lại Huế nữa, việc thực hiện mua bán ghép thận giữa anh H. và T. không được thực hiện. Do không được ghép thận, anh H. liên hệ với Tú và Nghĩa để lấy lại tiền, tuy nhiên chỉ mới nhận lại được ít tiền nên anh H. không đồng ý nên đã trình báo cơ quan công an.

Tại cơ quan điều tra, Tú và Nghĩa đã khai nhận toàn bộ hành vi vi phạm của mình phù hợp với những tài liệu chứng cứ thu thập được trong hồ sơ vụ án. Theo điều tra viên, Tú và Nghĩa là những người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi. Đối với các đối tượng liên quan trong vụ án, cơ quan điều tra đang tiếp tục củng cố tài liệu chứng cứ, thu thập nhân thân, các hành vi vi phạm khác để có cơ sở xử lý nghiêm và triệt để theo đúng quy định pháp luật.

Các đối tượng đối diện mức án nào?

Liên quan đến vấn đề này, dưới góc độ pháp lý, Luật sư Võ Thị Tuệ Minh - Công ty Luật An Doanh (Thừa Thiên Huế) cho biết, trường hợp của Nguyễn Thanh Tú và Nguyễn Văn Nghĩa đã có hành vi mua thận của anh Nguyễn Đinh T. bán cho anh H. là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng con người được pháp luật bảo vệ.

Luật sư Võ Thị Tuệ Minh.

Luật sư Võ Thị Tuệ Minh.

Hành vi mua bán bộ phận cơ thể người thực hiện một cách tràn lan, bất hợp pháp là do sự góp mặt của bên trung gian môi giới giữa người mua và người bán. Hành vi môi giới này rất nguy hiểm, bởi những người này chỉ chú ý tới số tiền lợi nhuận thu được mà không quan tâm tới tình trạng sức khỏe của người bán nội tạng, hay chất lượng của cuộc phẫu thuật lấy nội tạng. Chưa kể đến sự sa sút về sức khỏe sau phẫu thuật...

Theo Luật sư Võ Thị Tuệ Minh, hành vi trên của đối tượng, được xem là hành vi trao bộ phận cơ thể người để nhận tiền vì mục đích thương mại. Các đối tượng đã là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, các đối tượng phải hiểu hành vi mua bán thận (bộ phận cơ thể người) là nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của con người bị pháp luật nghiêm cấm, tuy nhiên vì lợi nhuận bị cáo vẫn cố ý thực hiện hành vi phạm tội lần này.

Vì vậy, hành vi của đối tượng có thể đã đủ yếu tố cấu thành tội "Mua bán bộ phận cơ thể người" theo quy định tại điểm a, b (khoản 2, Điều 154) về tội "Mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thể người" thuộc trong trường hợp mua bán bộ phận cơ thể người có tổ chức và vì mục đích thương mại có thể bị phạt với khung hình phạt cao nhất là từ 7 năm đến 15 năm tù.

Tuy nhiên, mức hình phạt của các đối tượng có thể giảm hay tăng lên thì còn phải tùy vào kết quả điều tra của cơ quan công an để làm rõ tình tiết, hành vi của các đối tượng một cách khách quan, đây đủ và toàn diện trong vụ việc này để xác định tội danh đúng với sự thật vụ án.

Hai đối tượng tổ chức mua bán thận giá hơn 1 tỷ đồng

Từng đi bán thận, Hiệp và Phương lên mạng xã hội tìm người có nhu cầu bán và vào viện tìm người mua móc nối với nhau thu tiền chênh lệch.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Dũng ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN