Giám đốc cầm cố 'khống' gạo để vay tiền, gây thiệt hại gần 61 tỉ đồng

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo cáo buộc, Phan Công Bình - giám đốc Công ty Công Bình đã có hành vi gian dối, chất các cây hàng gạo bị rỗng ruột, nhằm cầm cố 'khống' gạo để vay tiền ngân hàng. 

Ngày 2-7, TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Phan Công Bình (giám đốc Công ty Công Bình), Phạm Minh Quân (cựu kế toán Công ty Công Bình) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các bị cáo tại Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) chi nhánh Sài Gòn, gồm: Trần Thế Lực (cựu giám đốc), Cao Văn Anh (cựu phó giám đốc), Nguyễn Văn Tuấn (cựu trưởng phòng giao dịch Soái Kình Lâm) bị xét xử về tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng.

 Quang cảnh phiên tòa

Quang cảnh phiên tòa

Bị cáo Nguyễn Mạnh Quân (cựu phó tổng giám đốc ABBank), Cù Anh Tuấn (cựu tổng giám đốc ABBank) bị xét xử về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Tại phiên tòa, một số luật sư bào chữa cho các bị cáo vắng mặt. Để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, HĐXX đã hoãn phiên tòa và dự kiến xét xử lại từ ngày 10 đến ngày 11-7.

Theo cáo trạng, Công ty Công Bình có nghề chính là mua bán, sản xuất kinh doanh lúa gạo các loại.

Ngày 14-7-2016, Phan Công Bình đại diện Công ty Công Bình gửi các hồ sơ, báo cáo tài chính, hóa đơn thu mua lúa và xuất bán gạo… và đề nghị ABBank cấp tín dụng 470 tỉ đồng, trong đó hạn mức tín dụng 450 tỉ đồng và vay trung hạn 65 tỉ đồng (món vay này sau đó không giải ngân). Mục đích vay: bổ sung vốn lưu động kinh doanh thu mua lúa gạo. Tài sản đảm bảo là gạo thành phẩm được đóng bao 50 kg, chất thành cây để tại kho của công ty.

Sau khi hồ sơ cấp tín dụng được duyệt, ABBank Sài Gòn đã thực hiện thủ tục kiểm đếm, nhận tài sản cầm cố.

Do gạo đã đóng thành bao, mỗi bao 50 kg và xếp thành các cây gạo để trong kho. Nếu phá dỡ từng cây hàng sẽ mất nhiều thời gian, công sức và chi phí. Công ty Công Bình và ABBank Sài Gòn đã thống nhất kiểm đếm bằng cách đo kích thước từng cây hàng để xác định số lượng bao gạo và phá dỡ một cây hàng ngẫu nhiên để đối chiếu số lượng.

Sau khi kiểm đếm, số lượng 10 cây gạo của Công ty An BÌnh được xác định là 195.925 bao, tổng trọng lượng 9.796,25 tấn. Sau đó, ABBank đã giải ngân cho Công ty An Bình theo 5 giấy nhận nợ. Tính theo giấy nợ lần 4 và lần 5, Công ty Công Bình cầm cố thêm cho ABBank 6.578 bao gạo, xếp thành 16 cây hàng.

Đến ngày 3-10-2017, qua kiểm tra các cây hàng gạo đã cầm cố cho ABBank Sài Gòn, có 7 cây gạo bị rỗng ruột và chỉ xếp các bao gạo xung quanh 4 mặt bên ngoài. Số lượng gạo sau khi xuất kho bán chỉ thu được hơn 28,5 tỉ đồng.

Cáo trạng xác định, Phan Công Bình đã có hành vi gian dối khi chỉ đạo nhân viên xếp, chất các cây hàng gạo bị rỗng ruột để cầm cố vay tiền; gây thiệt hại cho ngân hàng gần 61 tỉ đồng, nợ lãi hơn 22 tỉ đồng; không có tài sản đảm bảo, không còn khả năng thanh toán.

Các bị cáo tại ABBank chi nhánh Sài Gòn đã không thực hiện đúng các quy định của ngân hàng trong kiểm đếm kho gạo, đồng ý giải ngân cho Công ty Công Bình vay tiền, gây thất thoát cho ngân hàng.

Cáo trạng cũng xác định cựu tổng giám đốc ABBank Cù Anh Tuấn biết Công ty Công Bình không thể trả nợ quá hạn nhưng không chỉ đạo, quản lý, giám sát kiểm tra rủi ro thu hồi nợ mà vẫn đồng ý giải ngân.

Cựu phó tổng giám đốc ABBank Nguyễn Mạnh Quân với vai trò quản lý tín dụng nhưng không có biện pháp quản lý, giám sát phòng ngừa rủi ro, thu hồi nợ; không đề xuất tổng giám đốc ngăn chặn việc giải ngân. Hành vi của hai bị cáo đã gây thiệt hại cho ngân hàng.

Nguồn: [Link nguồn]

Đối tượng Nguyễn Anh Dũng (nhân viên Công ty cổ phần Thế giới Di động) bị cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt 139 điện thoại di động iPhone14 Promax của công ty rồi bán cho khách hàng lấy tiền tiêu xài, chơi tiền ảo.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo SONG MAI ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN