Giải mã cái chết của niềm tự hào nước Nga, Yuri Gagarin
Ám sát, tự tử, đĩa bay, lỗi kĩ thuật và rất nhiều giả thiết khác được đưa ra để giải thích cho cái chết bí ẩn của người đàn ông đầu tiên trên thế giới bay vào không gian, Yuri Gagarin, sau khi máy bay chiến đấu của ông bị rơi năm 1968. Liệu đâu mới là đáp án cuối cùng?
Lịch sử từng ghi nhận không ít ngôi sao tài năng mà bạc mệnh, đã ra đi một cách bất ngờ khiến dư luận không khỏi bàng hoàng, xót xa. Dù những nấm mồ đó đã xanh cỏ nhưng câu chuyện xung quanh cái chết của họ cho đến nay vẫn là chủ đề tranh luận không có hồi kết. Loạt bài “Cái chết bí ẩn của các ngôi sao nổi tiếng thế giới” sẽ phần nào mang đến cái nhìn toàn diện nhất cho độc giả về phần sự thật bị chôn vùi ấy. |
Ngày 12/04/1961 đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử du hành vũ trụ của con người khi Yuri Gagarin, một phi công Xô Viết 27 tuổi lần đầu tiên bay ra ngoài không gian. Chuyến bay dài 108 phút này đã đánh dấu chiến thắng của người Nga trong cuộc chạy đua du hành vũ trụ với Mỹ, và Gagarin trở thành niềm tự hào của không chỉ người dân Nga mà của nhân loại yêu tiến bộ.
Bí ẩn đã bao trùm cái chết của Yuri Gagarin, người đầu tiên đi vào không gian
Bảy năm sau chuyến du hành lịch sử, phi hành gia này đã bị thiệt mạng trong trong một chuyến bay huấn luyện vào ngày 27/03/1968 khi ông mới 34 tuổi. Sự kiện này đã gây chấn động thế giới và những bí ẩn của nó kéo dài đến cả nửa thế kỷ sau với hàng loạt thuyết âm mưu như: ông đã bị ám sát theo lệnh của nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev vì không trung thành với đảng; Gagarin đã tự sát; hay hoang đường hơn là chiếc máy bay của ông đã bị tiêu diệt bởi một đĩa bay ngoài hành tinh (UFO)...
Theo các tài liệu lưu trữ của Điện Kremlin được giải mã đầu năm 2011 đã kết luận rằng, chiếc MiG-15 của Gagarin và đồng sự đã gặp nạn khi cố tránh một quả bóng thám không, làm cho máy bay rơi vào tình trạng mất lái sau đó lộn vòng và rơi xuống đất. Tuy nhiên, theo 1 đồng nghiệp khá nổi tiếng của Gagarin là Leonov đã phản bác ý kiến này và cho rằng kết luận này “chỉ qua mặt được dân thường” mà thôi, bởi chính ông đã có mặt ở gần hiện trường trong cái ngày tháng 3 định mệnh đó. Ông cũng là người tích cực điều tra các góc khuất của tai nạn và tham gia vào một ủy ban cấp quốc gia để điều tra về vụ việc chấn động này.
Aleksey Leonov, người đầu tiên trên thế giới có chuyến đi bộ ngoài không gian và cũng là người luôn phản đối việc che giấu thông tin về cái chết của bạn mình
Theo báo cáo tổng hợp đã được giải mã, trước lúc tai nạn, có một chiếc tiêm kích SU-15 bay gần máy bay của Gagarin, gần đến mức nguy hiểm.
“Trong trường hợp này, phi công đã không làm theo hướng dẫn là giảm dần đến độ cao 450m. Tôi biết điều này bởi tôi đã ở đó, tôi nghe thấy âm thanh và nói chuyện với nhân chứng. Chiếc máy bay chỉ giảm 10-15m xuống đám mây bay ngang trước mặt Gagarin, làm ông phải bẻ lái máy bay của mình khẩn cấp, khiến nó rơi vào tình trạng mất cân bằng, lao xuống đất theo hình xoắn ốc với vận tốc lên tới 750km/h", Leonov kể lại với tờ Nước Nga ngày nay (RT).
Leonov hoàn toàn có căn cứ để đưa ra khẳng định như vậy vì lúc đó ông đang tham gia huấn luyện nhảy dù ở sân bay Chkavlovsky, gần nơi Gagarin gặp nạn. Ông đã nghe tiếng máy bay và sau đó là một tiếng nổ lớn.
"Điểm mấu chốt ở đây là một cú đột phá âm thanh, một tiếng nổ, tiếp theo là tiếng ồn siêu âm dài 15 đến 20 giây, điều đó cho thấy hai máy bay phản lực phải cách xa không dưới 50 km", ông nói với RT.
Qua tính toán, Leonov biết rằng chiếc máy bay của Gagarin đã rơi xuống trong 55 giây với tốc độ 750km/h.
"Chúng tôi đã sử dụng một máy tính điện tử để tìm ra quỹ đạo bay trong khoảng thời gian 55 giây này. Và kết quả cho ra được một đường xoắn ốc sâu. Một máy bay phản lực chỉ có thể chìm vào một xoắn ốc sâu nếu nó đi qua vùng áp suất gây ra bởi 1 máy bay lớn hơn, và đó chính là điều đã xảy ra với Gagarin", Leonov cho biết thêm.
Tuy nhiên, một câu hỏi khác đặt ra, ai là phi công của chiếc SU-15?
Leonov từ chối tiết lộ danh tính của viên phi công khinh suất đã gây ra mất mát lớn cho Liên Xô nói riêng và nhân loại nói chung mà chỉ cho biết người này giờ đã ngoài 80 tuổi và sức khỏe rất yếu. Ông cho rằng sở dĩ chính quyền không công bố sự thật vì không muốn dư luận biết rằng sai sót kinh khủng như vậy lại xảy ra ngay thủ đô nước Nga.
----------------------------------------
Nhắc đến tội phạm hiếp dâm, người ta thường tưởng tượng cảnh những con "yêu râu xanh" điên cuồng và biến thái, đôi khi có những hành vi man rợ khó tưởng tượng. Tuy nhiên, thực tế không phải vụ cưỡng hiếp nào cũng như vậy. Có những tình huống khiến dư luận phẫn nộ nhưng cũng có khi lại khiến nhiều người ngỡ ngàng vì độ "độc, lạ, kỳ quặc" không đỡ nổi dù đây là hành vi bị xã hội lên án gay gắt nhất.
Mời độc giả đón đọc loạt bài Những vụ xâm hại tình dục ám ảnh, vào 23/6/2017.
Cái chết của Ronni Chasen, người được mệnh danh nữ hoàng truyền thông Hollywood đã gây chấn động làng điện ảnh.