Điệp viên xinh đẹp và liều lĩnh (Kỳ 5)

Đúng một tháng sau khi trở về Paris, ngày 13 /2, Mata Hari bị cảnh sát Pháp bắt và bị buộc tội làm gián điệp cho Đức.

Quả thật, ít hôm sau Liadu nhận được mật điện:

“Điệp viên H-21 đã tới Madrid. Đã bắt đầu làm được việc cho Pháp. Xin chỉ thị và xin tiền. Đang cung cấp thông tin về các nơi đóng quân… Cũng cho biết rằng nhà hoạt động quốc gia Pháp N. đang có quan hệ mật thiết với một công nương nước ngoài…”.

Trong điện trả lời, bộ chỉ huy Đức ra lệnh:

“Đề nghị H-21 về ngay nước Pháp và tiếp tục công việc. Nhận ngân phiếu của Kremer năm ngàn frank đề tên Kotuar de’ Eskont”.

Sau này người ta biết rằng không phải mọi thông tin về các trung đoàn của Pháp là chính xác, thông tin về những cuộc phiêu lưu tình ái của nhà hoạt động quốc gia cũng không có gì đáng chú ý lắm.

Đối với cuộc đời của Mata Hari, những bức điện ít ý nghĩa ấy lại là quyết định – cơ quan phản gián của Pháp đã nhận được lời khẳng định rằng chính cô ta là điệp viên của Đức mang tên H-21.

Nhưng đồng thời Mata Hari lại góp công lớn cho phản gián Pháp. Thông qua người tình của mình, điệp viên Đức Hans fon Kalle, cô biết rằng quân Đức đã biết về việc người Anh đổ quân bằng tầu ngầm lên cảng Marroco và bộ chỉ huy Đức đang chuẩn bị đập tan số quân đó. Cô lập tức đến gặp điệp viên Pháp ở Madrid, đại tá Danvil, và thông báo cho ông biết. Đại tá mật báo về Paris. Bọn Đức đã bắt được điện ấy. Khi hiểu ra “gió thổi từ đâu”, bộ chỉ huy tình báo đã nghiêm khắc cảnh cáo Hans fon Kalle, anh này lại mắng nhiếc thậm tệ người tình.

Mata Hari hiểu ra sự tình và đã quyết định đúng đắn: Cô chạy đến Danvil, cho ông biết chuyện buồn – người Đức đã biết mật mã của Pháp và đã đọc được các bức điện. Chỉ cần một thông tin đó, chưa kể đến thông tin trước đã cứu sống hàng trăm binh lính và thuỷ thủ, Mata Hari cũng đã xứng đáng được nhận khoản một triệu đồng mà Liadu đã hứa. Nhưng “lòng biết ơn” mà cô nhận được lại là dạng khác.

Chẳng bao lâu sau, Noel 1916, ở Tây Ban Nha, mặc dầu đang là thời kỳ chiến tranh, Mata Hari vẫn rất đỏm dáng và trang trọng đi về Paris. Mọi người đều muốn có chuyến đi này của cô: Người Đức muốn có vì cô hứa hẹn sẽ có thông tin quan trọng, phản gián Pháp cũng muốn vì “cánh chim” này đã tự bay vào bẫy của họ, còn chính Mata Hari cũng muốn vì cô hy vọng sẽ nhận được khoản tiền một triệu.

“Vật hy sinh” của quân đội Pháp

Đúng một tháng sau khi trở về Paris, ngày 13/2, Mata Hari bị cảnh sát Pháp bắt và bị buộc tội làm gián điệp cho Đức.

Ngày 24/7/1917, vụ án được đưa ra xét xử. Họ buộc tội Mata Hari là vì cô mà mười bẩy tàu chiến của liên quân bị chìm, gần một sư đoàn quân bị thiệt mạng. Tình cảnh của người đàn bà bất hạnh này lại càng sầu não thêm vì tất cả những lời buộc tội đó lại dựa trên nền tảng vững chắc của dư luận xã hội đã náo động lên vì sự thất bại của chiến dịch được gọi là “Nivel” – tức là cuộc tiến công mùa xuân của quân Pháp – mà lý do là vì bọn tình báo Đức, trước hết là Mata Hari. Trong chiến dịch này quân đồng Minh đã mất hơn hai trăm hai mươi ngàn binh lính và sĩ quan.

Các chuyên gia thì đánh giá nguyên nhân thất bại do: Việc chuẩn bị chiến dịch kéo dài mà lơ là việc ngụy trang tác chiến và chiến thuật áp dụng phương thức tấn công lỗi thời là dùng đến sinh lực, không đánh giá hết năm mươi hai sư đoàn dự bị chiến lược của Đức. Sau thất bại này có hàng loạt tướng tá bị cách chức và đuổi khỏi quân đội.

Thật ngọt ngào khi giải thích thất bại bằng sự phản bội của người đàn bà bất hạnh đã bị bắt hai tháng trước khi nổ ra cuộc tiến công kia, một tháng trước đó đã có những vấn đề riêng của mình, hơn nữa lại mất liên lạc với bộ chỉ huy Đức! Thật quan trọng khi tìm được “vật hy sinh”! Nhân dân đang cần máu để trả nợ máu đã đổ trên bãi chiến trường.

Dù sao đi nữa thì tiết lộ bí mật về cuộc tấn công đó vẫn là tội chính. Còn một tội nữa là nhận tiền của Đức. Mata Hari nói rằng một phần tiền ấy cô nhận được không phải vì hoạt động gián điệp, còn một phần khác thì do bọn điệp viên Đức gán ghép cho cô để chúng thanh toán các khoản chi tiêu của chúng, nhưng toà án không chấp nhận. Toà nhất trí tuyên án tử hình.

Margaret Tselle chờ đợi cái chết của mình trong phòng đơn của nhà tù Sen-Lazar. Cho đến phút chót cô vẫn đóng vai Mata Hari của chính mình: Cô vẫn múa những điệu múa lễ thức trước những người tu hành đến an ủi cô và khuyên cô nhập đạo, cô đã hứa nói ra ba điều bí mật cho một ông bác sĩ: điều thứ nhất – cho ông tình yêu, điều thứ hai – cho ông tiền bạc và điều thứ ba – cho ông cuộc sống vĩnh hằng; một ông luật sư già yêu cầu cô tuyên bố rằng cô đã có mang với ông, nghe xong cô đã cười lớn.

Mời các bạn đón đọc Điệp viên xinh đẹp và liều lĩnh (Kỳ 6) vào SÁNG SỚM ngày 22/1/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân (Theo The Trutv)
Điệp viên xinh đẹp và liều lĩnh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN