Điểm tựa hoàn lương của 9X sát hại người yêu (Phần cuối)

Sự kiện: Phía sau bản án

Với bản án chung thân cho tội Giết người, ngày về của phạm nhân Trần Minh Tấn dường như rất xa vời. Dẫu vậy Tấn vẫn không ngừng nuôi hi vọng.

Trại giam Nam Hà, đóng trên địa bàn xã Kim Bảng, huyện Kim Sơn, tỉnh Hà Nam là nơi giam giữ, cải tạo của gần 300 phạm nhân, phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Về thi hành án tại trại từ đầu năm 2013, giống như nhiều phạm nhân tại đây, Trần Minh Tấn được Ban giám thị và Hội đồng cán bộ Trại giam Nam Hà tạo điều kiện cho học nghề với mục đích trao cho họ một công cụ để nuôi sống bản thân và gia đình sau khi mãn hạn tù.

Điểm tựa hoàn lương của 9X sát hại người yêu (Phần cuối) - 1

Với bản án chung thân cho tội Giết người, ngày về của phạm nhân Trần Minh Tấn dường như rất xa vời. Dẫu vậy Tấn vẫn không ngừng nuôi hi vọng

Trần Minh Tấn chọn học nghề mây tre đan. Công việc đan lát không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, từng động tác, buộc người học phải kiên trì và tập trung cao. Tấn bảo rằng, công việc tuy khó nhưng anh ta rất thích bởi khi tập trung sẽ không còn thời gian để nghĩ nhiều về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ. Còn tính nhẫn nại là yếu tố quan trọng để những ngày trả án của tuấn qua đi trong yên bình.

Đấy là khi có công việc để khỏa lấp nỗi buồn, còn những lúc một mình, Tấn không tránh khỏi những giây phút buồn lòng khi nghĩ về người bạn gái đã mất, về người mẹ bất hạnh của mình.

Tấn thấy tiếc bởi tình cảm của mình và Thu là có thật, song chỉ bởi phút nông nổi của tuổi trẻ, Tấn đã tước đoạt đi quyền được sống của một người khác và tự tay đẩy cuộc đời mình vào vòng tù tội.

15 tuổi Tấn ý thức được rằng, nước mắt chẳng thể làm vơi đi được nỗi buồn, chỉ có sự đối diện thẳng thắn với thực tại mới giúp con người vượt qua được những giông tố của cuộc đời. Giờ đây ở tuổi 23, Tấn ngộ ra rằng con người cần có điểm tựa và niềm tin mãnh liệt để vượt qua lên số phận.

Sau khi con trai đi thi hành án tại Trại giam Nam Hà, chị Tám rời ngôi nhà nhỏ của mình, phần vì không muốn ngoái lại quá khứ, phần vì chị muốn kiếm thêm đồng ra đồng vào để thăm con.

Công việc chạy chợ, tằn tiện lắm mỗi tháng chị mới dành ra được một khoản rồi vượt hàng trăm cây số lên trại thăm nuôi con.

Mỗi khi hàng quán ế ẩm, chị vẫn cố gắng bớt chút để gửi vào cho Tấn một số vật dụng cần thiết để con bớt tủi thân.

Không giống như nhiều đồng phạm, mỗi khi nhận được quà người thân gửi lên đều vui mừng phấn khởi ra mặt, Trần Minh Tấn luôn lấy làm day dứt trước sự quan tâm chu đáo của mẹ. Tấn hiểu rằng, để làm được những điều đó, mẹ đã phải nhọc nhằn thế nào.

Cả tuổi thơ Tấn đã nhận biết bao ân tình của mẹ, đến giờ vẫn thế. Tấn coi đó là món nợ lớn nhất mà mình phải trả trong cuộc đời này.

Tấn tận dụng tất cả các cơ hội được viết thư về thăm gia đình. Lá thư nào cũng bắt đầu bằng câu “Mẹ kính yêu!” và kết thúc bằng câu “Con yêu mẹ!”.

Trong lá thư gần nhất Tấn viết gửi mẹ, có đoạn: “Con biết, từ ngày bố ra đi, một mình mẹ đã phải vất vả biết bao để nuôi con khôn lớn. Vậy mà giờ đây, con lại là một người con bất hiếu làm mẹ đau lòng. Con thật lòng xin lỗi mẹ. Giờ đây sau bao biến cố của cuộc đời, con chỉ còn biết dựa vào mẹ, lấy mẹ làm điểm tự để con có thể có đủ sức mạnh bước tiếp trên con đường sắp tới”.

Sau mỗi buổi học tập, lao động, Tấn có thói quen tìm một góc yên tĩnh nhất, hướng ánh mắt về nơi xa xăm, hít hà thật xâu để cảm nhận bầu không khí trong lành. Cũng có khi Tấn thả hồn mình theo những cánh chim tự do đang vội vã tìm về tổ.

Vẫn biết rằng có tội thì phải đền tội và với bản án chung thân thì ngày về của Tấn vẫn còn mênh mông của chuỗi ngày dài vô định. Nhưng với điểm tựa vững chắc là tình yêu thương vô bờ của mẹ và khao khát hướng thiện đến cháy bỏng Trần Minh Tấn sẽ nhận được sự khoan hồng của luật pháp, sự cảm thông của cộng đồng. 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo ANTV
Phía sau bản án Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN