Cướp biển: Câu chuyện về tàu Maersk Alabama (Kỳ 3)

Tình hình căng thẳng khiến tổng tư lệnh quân đội Barack Obama phải ra chỉ thị.

Cuộc giằng co giữa thuỷ thủ đoàn và băng cướp đã đốt tàu vừa đi để thể hiện quyết tâm của mình, thuyền trưởng Phillips vẫn cố gắng thuyết phục rằng chúng có thể suy nghĩ lại và dùng thuyền cứu hộ để trốn thoát. Để băng cướp tin hơn, ông tình nguyện đi với chúng cho tới khi tất cả đều an toàn và còn chỉ dẫn cho chúng cách sử dụng động cơ của những con thuyền này. Về phần tên “sứ giả” đang bị bắt giữ, Phillips đề nghị 2 bên sẽ trao đổi những người đang bị bắt giữ với nhau và tạo mọi điều kiện để băng cướp có thể trốn thoát. Thuyền trưởng ngỏ ý sẽ đi cùng băng cướp ra xa và tự bơi vào tàu Maersk Alabama khi chúng bắt đầu tăng tốc độ để trốn thoát.

Tuy nhiên, cả các thuỷ thủ và băng cướp đều nhận ra rằng biển ngày càng động dữ dội trong khi những chiếc thuyền cứu hộ hoàn toàn không chịu được tình hình thời tiết đó.  Tuy nhiên băng cướp vẫn đồng ý trao đổi người. Muse được thả về với đồng bọn và chúng cùng rút lui trên tàu cứu nạn cùng với thuyền trưởng Phillips.

Thử thách của Thuyền trưởng

Biết chắc chắn rằng chiếc tàu cứu nạn không thể đưa cả nhóm, trong đó có thuyền trưởng đi xa được, thuỷ thủ đoàn của tàu Maersk Alabama lại tiếp tục khởi động máy và đuổi theo, giữ một khoảng cách nhất định.


Cướp biển: Câu chuyện về tàu Maersk Alabama (Kỳ 3) - 1

Con tàu USS Bainbridge

33 giờ sau vụ việc, cuối cùng thì phi hành đoàn của tàu Alabama cũng có được sự trợ giúp của chính quyền. Hải quân đã đảm bảo với họ rằng họ sẽ tìm ra được nơi thuyền trưởng Phillips bị bắt giữ. Đặc biệt họ cho biết còn rất nhiều tên cướp biển đang ở trong vùng này và chính vì số lượng hàng hoá được chuyên chở là thực phẩm và đồ dùng hằng ngày, con tàu Alabama đã vô tình trở thành mục tiêu vô cùng hấp dẫn đối với chúng. Tàu Maersk Alabama theo sự chỉ dẫn của Hải quân đã không đuổi theo băng cướp mà dời về đậu tại cảng Mombasa. Các quan chức địa phương cho biết dù đã an toàn và neo đậu tại bến nhưng thuỷ thủ đoàn vẫn bị hoảng sợ, luôn lo lắng mối đe doạ sẽ bị cướp lại một lần nữa. Trong khi đó, thuyền trưởng Phillips vẫn còn đang bị bọn cướp bắt giữ.

Trong lúc này, thuyền trưởng Phillips và 4 tên hải tặc tiếp tục cho máy chạy dọc theo bờ biển, bên trên không là nhiều máy bay trực thăng Hoa Kỳ và tàu chiến bám sau. Cả hai bên ngày càng tiến gần tới tàu USS Baibridge. Thuyền trưởng của con tàu này là Frank Castellano, đã chuyển tiếp tin nhắn đàm phán của FBI tới nhóm hải tặc. Những tên cướp biển bắt đầu hoang mang và tham khảo ý kiến của những tên Somali nhiều tuổi nhất. Tuy nhiên, cuộc đàm phán đã không đi tới kết quả như mong muốn.

Ngày thứ Sáu. Tàu chiến Hoa Kỳ đã áp sát tàu cứu sinh. Thuyền trưởng Phillips dũng cảm đã cố trốn thoát bằng cách nhảy xuống biển để bơi về tàu Bainbridge nhưng bọn hải tặc đã bắt gặp ông và bắt tù nhân ngược trở lại. Lần này chúng không để ông tự do đi lại mà dùng dây trói ông lại.

Hải quân tham khảo ý kiến của tổng tư lệnh quân đội. Tổng thống Barack Obama đã không cho phép sử dụng vũ lực để giải quyết vụ việc, tránh gây ra mất mát về người. Tuy nhiên, thấy đã sang sáng ngày thứ Bảy mà tình hình không cho thấy sự thiện chí của băng cướp, tổng thống đã đồng ý cho Hải quân ra tay vũ lực trong trường hợp thuyền trưởng Phillips gặp nguy hiểm.

Về phía băng cướp, chúng đã khai hoả, bắn vào một chiếc tàu nhỏ chuyển người giữa tàu Bainbridge với đất liền. Và thuyền trưởng Phillips đang thực sự gặp nguy hiểm vì sự manh động và liều lĩnh của nhóm hải tặc, trong khi Hải quân đang tìm cách tiếp cận và khống chế chúng.

Liệu thuyền trưởng Phillips có an toàn trở về? Mời các bạn đón đọc Cướp biển: Câu chuyện về tàu Maersk Alabama (Kỳ 4) vào SÁNG SỚM ngày 15/2/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Cướp biển: Câu chuyện về tàu Maersk Alabama Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN