Công an thông báo khẩn để phong tỏa tài khoản nhóm lừa đảo

Nhóm lừa đảo giả danh công an, VKS để đe dọa người phụ nữ, yêu cầu chuyển 2 tỉ đồng.

Ngày 6-11, nguồn tin của PLO cho biết, Cơ quan CSĐT Công an Bình Thuận đã có thông báo khẩn, đề nghị một số ngân hàng phong tỏa các tài khoản có liên quan đến một nhóm lừa đảo qua điện thoại nhiều tỉ đồng.

Những cuộc gọi đe dọa khiến nhiều phụ nữ cả tin sập bẫy (ảnh minh họa)

Những cuộc gọi đe dọa khiến nhiều phụ nữ cả tin sập bẫy (ảnh minh họa)

Trước đó, theo trình báo của bà C., ngụ phường Phú Trinh, TP Phan Thiết (Bình Thuận), trưa 5-11, điện thoại di động của bà nhận được cuộc gọi từ số lạ. Phía bên kia yêu cầu bà nói chuyện với một người đàn ông khác và người đàn ông này thông báo cho bà là liên quan đến một vụ án đánh bạc, buôn má túy ở Đà Nẵng.

Người đàn ông đọc cho bà C một số điện thoại nói là số của trực ban Công an TP Đà Nẵng rồi hối thúc bà gọi. Quá lo sợ, bà C. làm theo chỉ dẫn thì được một “cán bộ trực ban” động viên bà yên tâm vì chỉ là người bị hại và hồ sơ vụ án trên đã được chuyển sang VKSND TP Đà Nẵng do một kiểm sát viên có tên Bùi Thị Hồng Anh thụ lý.

Đang phân vân chưa biết tính sao thì có một cuộc gọi khác xưng là cán bộ cơ quan điều tra rồi yêu cầu bà C thống kê gấp tài sản gồm tiền, vàng, nhà đất để họ đối chiếu bởi nhóm tội phạm đánh bạc vừa chuyển vào tài khoản bà C 6 tỉ đồng.

Người này yêu cầu bà C phải khẩn trương rút hết tiền trong ngân hàng và chuyển vào một tài khoản khác để được bảo vệ. Nếu không thực hiện thì tất cả tiền bạc, đất đai, nhà cửa sẽ bị phong tỏa trước 17 giờ chiều cùng ngày.

Quá hoảng loạn, bà C đến một ngân hàng trên đường Tôn Đức Thắng, TP Phan Thiết chuyển từ tài khoản của mình sang tài khoản của nhóm trên 2,2 tỷ đồng. Tuy nhiên khi bà C vừa bước ra khỏi ngân hàng, lập tức có cuộc gọi điện thoại khẳng định tài khoản của bà C vẫn còn tiền và yêu cầu chuyển ngay số tiền đó để được bảo vệ quyền lợi.

Lập tức bà C đến một ngân hàng khác trên đường Lê Hồng Phong, TP Phan Thiết chuẩn bị làm thủ tục chuyển 1 tỷ đồng thì gặp một người quen rồi kể lại.

Người quen này đã khuyên bà C ngưng chuyển tiền vì chắc chắn đã bị lừa đảo...

Đây là hình thức, thủ đoạn lừa đảo không mới nhưng lại có rất nhiều người sập bẫy. Chỉ tính từ đầu năm 2019 đến nay, Công an nhiều tỉnh thành trong cả nước đã nhận rất nhiều đơn tố giác với số tiền bị chiếm đoạt hang trăm tỷ đồng. Thủ đoạn đầu tiên là giả danh công an, cán bộ tòa án để dọa dẫm, bắt người dân chuyển tiền vào tài khoản.

Hoặc các nhóm lừa đảo tự xưng là nhân viên bưu điện gọi điện thoại đến thông báo cho người bị hại là họ đang nợ tiền cước điện thoại, có bưu phẩm gửi ở các bưu điện lâu ngày không đến nhận, thiếu nợ tiền ngân hàng do người khác lấy chứng minh nhân dân đăng ký mở tài khoản ngân hàng...

Họ yêu cầu bị hại phải luôn nghe điện thoại, liên tục nói chuyện với nhiều người tự xưng là điều tra viên, cán bộ điều tra, viện kiểm sát, tòa án và không được kể cho người khác việc đang làm việc với cơ quan pháp luật.

Để nạn nhân tin tưởng, nhóm lừa đảo sử dụng phần mềm, ứng dụng gọi điện thoại qua mạng Internet có thể hiển thị số gọi đến là số điện thoại của cơ quan công an. Sau đó, họ vừa dùng những lời lẽ đe dọa về việc người bị hại sẽ bị bắt tạm giam để điều tra, vừa nói sẽ xem xét tạo điều kiện nếu như người bị hại thành khẩn khai báo.

Tiếp đó, nạn nhân bị yêu cầu chuyến tiền vào tài khoản chỉ định để xác minh nguồn tiền, phục vụ điều tra khiến người bị hại sợ bị bắt tạm giam, mất danh dự, uy tín nên phải chuyển tiền theo yêu cầu.

Nhóm lừa đảo cũng dùng chiêu gửi tiền, hàng từ nước ngoài về rồi gọi điện yêu cầu đóng tiền vì "vướng thủ tục hải quan"...

Trăm triệu trong tài khoản ”bốc hơi”... sau cú điện thoại

Các đối tượng đã giả danh thành nhân viên ngân hàng, gọi điện thoại thông báo trúng thưởng cho các nạn nhân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG NAM ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN