Công an phong tỏa 56 tài khoản của Công ty Tân Tín Đạt

Sự kiện: Tin nóng

Công ty Tân Tín Đạt núp bóng tư vấn tài chính hoạt động cấp vốn bằng cavet ô tô, xe máy, tính lãi suất gần 200%/năm.

Ngày 16-12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An di lý Nguyễn Sỹ Dũng (39 tuổi, trú phường Hà Huy Tập, TP Vinh)- Giám đốc Công ty tài chính Tân Tín Đạt về Nghệ An và đang tạm giữ hình sự Dũng để điều tra hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Trần Vinh (39 tuổi, trú phường Hà Huy Tập, TP Vinh), là quản lý điều hành tại đại lý Công ty tài chính Tân Tín Đạt ở TP Vinh và 51 người là cấp dưới, nhân viên, “đệ tử” của Dũng cũng bị bắt và bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra.

Nguyễn Sỹ Dũng tại cơ quan công an. Ảnh: CA Giao dịch 1.000 tỉ đồng và phong tỏa 56 tài khoản

Nguyễn Sỹ Dũng tại cơ quan công an. Ảnh: CA Giao dịch 1.000 tỉ đồng và phong tỏa 56 tài khoản

Chiều 16-12, trụ sở Công ty TNHH Dịch vụ tổng hợp Tân Tín Đạt (số 22, đường Lê Viết Thuật, TP Vinh) và các chi nhánh của công ty này cửa đóng then cài, ngừng hoạt động. 

Lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An cho biết thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an về mở đợt cao điểm tấn công, truy quét tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Công an tỉnh Nghệ An đã chủ trì, phối hợp công an các tỉnh thành, triệt xoá đường dây cho vay lãi nặng liên tỉnh do Dũng cầm đầu.

Số tiền giao dịch qua đường dây này là hơn 1.000 tỉ đồng.

Bước đầu công an xác định, có hơn 10.000 bị hại ở 30 tỉnh, thành phố trong cả nước. Mức lãi suất cao nhất của đường dây này là 5.000 đồng/triệu/ngày, tương đương gần 200%/năm.

Chiều 16-12, trụ sở Công ty Tân Tín Đạt đóng cửa. Ảnh: Đ.LAM

Chiều 16-12, trụ sở Công ty Tân Tín Đạt đóng cửa. Ảnh: Đ.LAM

Trước đó, sáng 15-12 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thiếu tướng Nguyễn Thế Tùng, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, gần 500 cán bộ, chiến sỹ công an tỉnh đã bắt, khám xét đồng loạt tại 51 điểm là văn phòng đại diện Công ty tài chính Tân Tín Đạt ở 28 tỉnh, TP.

Dũng bị bắt tại tỉnh Bình Thuận, tiếp đó hơn 50 “đàn em” của Dũng cũng lần lượt bị bắt. Ban chuyên án Công an tỉnh Nghệ An đã phong toả 56 tài khoản liên quan để phục vụ điều tra.

Theo hồ sơ, tháng 8-2016, Công ty Tân Tín Đạt được thành lập tại TP Vinh do Dũng làm giám đốc. Ngành nghề ban đầu của công ty này là buôn bán ô tô và xe có động cơ khác. Sau đó, công ty này chuyển hướng sang “dịch vụ tư vấn tài chính”.

Dũng cho cấp dưới lên mạng xã hội lập các fanpage “Tân Tín Đạt - Tư vấn tài chính cá nhân”, trang website giới thiệu là hệ thống trên toàn quốc.

Cùng với đó là lời quảng cáo, giới thiệu: “Công ty Tân Tín Đạt là công ty tài chính hoạt động cấp vốn bằng cavet (đăng ký) ô tô, xe máy, khách hàng có tiền ngay mà xe vẫn có xe sử dụng”, “nhân viên ân cần, tận tâm, chuyên nghiệp”, “vay tiền đăng ký xe, vừa có tiền vừa có xe”, “chấm dứt nỗi lo tài chính chỉ trong 10 phút”, “Hoa hồng lên tới 15%”…

Chỉ sau một thời gian đi vào hoạt động với tư cách là công ty tư vấn tài chính, , Tân Tín Đạt đã "phủ sóng" rộng khắp địa bàn miền Trung rồi thành lập thêm nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành khác.

Nhân viên, cấp dưới của Dũng bị bắt giữ. Ảnh: CA

Nhân viên, cấp dưới của Dũng bị bắt giữ. Ảnh: CA

Sử dụng công nghệ cao để truy vết

Nhóm của Dũng đã sử dụng phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi như lợi dụng quan hệ xã hội xin giấy phép đăng ký kinh doanh để lập công ty tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước. Sau đó rồi xây dựng mô hình kinh doanh (mở công ty con, thuê quản lý, tuyển nhân viên...) cho từng địa điểm hòng che mắt cơ quan chức năng khi thực hiện thanh, kiểm tra.

Đường dây này còn thống nhất thực hiện giao dịch cho vay với nhiều hợp đồng. Cụ thể để che giấu hành vi cho vay lãi nặng, kẻ chủ mưu hướng dẫn cho quản lý, nhân viên của công ty cho người vay tiền dưới hình thức thế chấp tài sản.

Công an Nghệ An thu giữ các tang vật, tài liệu liên quan. Ảnh: CA

Công an Nghệ An thu giữ các tang vật, tài liệu liên quan. Ảnh: CA

Theo đó, khi người vay đến các cơ sở thế chấp tài sản để vay tiền, nhân viên sẽ định giá tài sản rồi thỏa thuận mức tiền cho vay và lãi suất phải trả theo định kỳ.

Sau khi thống nhất về tài sản thế chấp, lãi suất và thời hạn thanh toán, nhân viên sẽ hướng dẫn lần lượt ký vào hợp đồng bán tài sản, cho thuê tài sản (số tiền cho vay tương ứng với số tiền bán tài sản, số tiền lãi tương ứng với số tiền thuê tài sản), với lãi suất 3.000-5.000 đồng/triệu/ngày.

Các giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu (giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...) sẽ do nhóm này nắm giữ. Nhân viên của cơ sở sẽ giữ lại CMND hoặc CCCD, giấy tờ xe của người vay, giao tiền cho người vay và thu tiền lãi một kỳ tiếp theo.

Trần Văn Vinh là người quản lý điều hành chi nhánh ở TP Vinh. Ảnh: CA

Trần Văn Vinh là người quản lý điều hành chi nhánh ở TP Vinh. Ảnh: CA

Với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, các cơ sở kinh doanh được sắp xếp, bố trí kín kẽ cùng đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, có trình độ cao gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình điều tra, khám phá chuyên án.

"Để triệt xoá đường dây này, Ban chuyên án đã mất rất nhiều thời gian, công sức; phải sử dụng công nghệ cao để truy vết vì các đối tượng chủ yếu thực hiện giao dịch qua phần mềm và điện thoại" - Công an tỉnh Nghệ An thông tin.

Cơ quan CSĐT Công an Nghệ An đang tiếp tục phối hợp cơ quan chức năng mở rộng điều tra chuyên án.

500 cảnh sát phá đường dây cho vay lãi nặng hơn 1.000 tỉ

Ban chuyên án đã phối hợp với cảnh sát 30 tỉnh, thành đồng loạt khám xét 51 văn phòng đại diện của Công ty TNHH Tân Tín...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đ. Lam ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN