Cô gái xinh đẹp bị cưỡng hiếp, sát hại trước mặt 38 người: Sự thờ ơ đáng sợ
Ngay cả những thám tử lâu năm, những người đã quá quen với các vụ giết người cũng không thể hiểu nổi, tại sao dù rất nhiều người chứng kiến vụ án mạng, nhưng không có ai liên lạc với cảnh sát.
Đã gần 60 năm trôi qua nhưng vụ án cô gái “mèo nhỏ” bị cưỡng hiếp và giết chết ngay trước cửa nhà vẫn chưa thôi ám ảnh người dân New York. Điều đáng nói, tội ác này diễn ra trước sự chứng kiến của 38 nhân chứng mà không một ai giúp đỡ nạn nhân hay chí ít là gọi cảnh sát. Chi tiết này đã khiến cái chết của “mèo nhỏ” trở thành một trong những vụ án nổi tiếng nhất lịch sử nước Mỹ. |
Khu vực Kitty gặp nạn.
Câu hỏi khó lý giải
Với việc hàng loạt các vụ giết người vẫn xảy ra liên tiếp tại New York, vụ sát hại Kitty ban đầu hầu như không khiến nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, sau khi những bài báo với dòng chữ lớn “38 người chứng kiến một vụ giết người nhưng không báo cảnh sát” thì cái chết của Kitty đã trở thành một vụ án gây chấn động.
Ngay cả những thám tử lâu năm, những người đã quá quen với các vụ giết người cũng không thể hiểu nổi tại sao dù rất nhiều người chứng kiến nhưng không có ai liên lạc với cảnh sát, dù rất đơn giản chỉ cần nhấc điện thoại lên. Họ cho rằng trong vòng 32 phút, hung thủ đã trở lại tìm nạn nhân 2 lần. Và chỉ trong vòng 2 phút khi nhận được cuộc gọi, cảnh sát đã tới hiện trường. Nếu họ được gọi đến trong khoảng thời gian của lần tấn công đầu, nạn nhân có lẽ đã không chết.
Cảnh sát và các chuyên gia đã phải làm việc với từng người để tìm hiểu nguyên nhân. Mỗi nhân chứng lại đưa ra một lý do khác nhau: “Chúng tôi nghĩ rằng đó là trận cãi vã giữa những người yêu nhau”, “Nói thật là chúng tôi sợ”, “Tôi không muốn chồng tôi can dự vào”, “Tôi bị mệt”, “Chúng tôi đã đi ra cửa sổ để xem có chuyện gì xảy ra nhưng ánh đèn từ phòng ngủ quá yếu khiến tôi chẳng nhìn được gì”.
Nói về đêm ác mộng ấy, một cặp vợ chồng cho biết, họ nghe thấy tiếng hét đầu tiên. Người chồng trầm ngâm nhìn về phía hiệu sách, nơi kẻ giết người tóm lấy Kitty. "Chúng tôi đi đến cửa sổ để nhìn những gì đang diễn ra nhưng ánh sáng từ phòng ngủ của chúng tôi rất khó để nhìn thấy đường", anh nói. Sau đó, người vợ e ngại nói thêm: "Tôi đã tắt đèn và chúng tôi có thể nhìn rõ hơn". Khi được hỏi tại sao họ không gọi cảnh sát, cô im lặng một lúc rồi đáp: "Tôi cũng không biết nữa".
Đến 3h50, cảnh sát nhận được cuộc gọi đầu tiên từ một người đàn ông là hàng xóm của Kitty. Tuy nhiên, ngay cả người này cũng nói rằng ông đã cân nhắc nhiều lần, thậm chí còn gọi cho một người bạn của mình để xin lời khuyên rồi mới gọi cảnh sát.
Hội chứng Genovese
Hình ảnh tên sát nhân Winston Moseley ở tuổi 80.
Sau vụ án rúng động nước Mỹ, hàng loạt các nghiên cứu về hiện tượng này đã diễn ra. Các nhà tâm lý học đưa ra nhiều giả thuyết về lý do tại sao những nhân chứng lại chỉ nhìn mà không giúp đỡ các nạn nhân.
Bác sĩ tâm lý học Ralph S. Banay đưa ra một cách lý giải cho hành động của 38 nhân chứng này rằng: “Bộ não chúng ta đôi khi bị treo tạm thời khi chịu những tác động mạnh và bất ngờ. 38 nhân chứng đã chứng kiến vụ này cũng như vậy. Họ đột nhiên nhìn thấy cảnh tượng ghê rợn trước mắt và họ trở nên lúng túng, không biết sẽ làm gì ngoài việc đứng đó nhìn. Cho tới khi họ định thần thì đã quá muộn”. Lời giải thích này có vẻ hợp lý và khớp với những lời khai của nhân chứng.
Sau này, người ta đặt tên cho hiện tượng này là “Hội chứng Genovese”. Hội chứng này được giải thích rằng, càng nhiều người đứng chứng kiến một sự việc thì tinh thần trách nhiệm cá nhân của họ càng giảm. Điều này dẫn tới sự đùn đẩy trách nhiệm của những nhân chứng quan sát sự việc.
Gần 60 năm đã trôi qua, vụ sát hại Catherine “Kitty” Genovese cho tới nay vẫn trở thành một ví dụ điển hình trong các cuốn sách tâm lý xã hội, về sự vô cảm của con người khi chứng kiến khó khăn của đồng loại.
(Hết)
----------------
Đón đọc loạt bài tiếp theo của Kỳ án thế giới vào 4h00 ngày 23/3/2020 trên mục Pháp luật.
Với vỏ bọc hoàn hảo, nghi phạm khiến cho chính cảnh sát ban đầu cũng hoài nghi rằng liệu đó có phải là tên sát nhân...
Nguồn: [Link nguồn]