Cô gái sống trong chiếc hộp (Kỳ 11)

Những minh chứng tại tòa, phân tích của nhà tâm lý chống lại tội ác của Cameron.

Tới lượt Colleen kể câu chuyện của mình. Tuy nhiên, người đứng lên trước tòa không phải Colleen mà là em gái của cô, Bonnie Sue Martin. Bonnie có vóc dáng giống chị mình và rất muốn kẻ hãm hại Colleen phải trả giá nên đã ra tòa làm chứng.

Để minh họa chiếc hộp che đầu hoạt động như thế nào, cảnh sát mang chiếc hộp đó tới phòng xử và đặt lên đầu Bonnie Sue Martin. Bồi thẩm đoàn cảm thấy choáng váng khi chiếc hộp quá vừa với cô gái và trở thành một phần những gì mà Colleen đã phải chịu. “Khi nghe miêu tả, bạn thấy bình thường nhưng khi chứng kiến điều đó, tôi gần như chết đừng vì sự khốn khổ mà chiếc hộp mang lại cho nạn nhân”, thành viên của bồi thẩm đoàn sau này nói.

Trước đó, thám tử McGuire dành nhiều thời gian để liên lạc với bạn bè và hàng xóm của Colleen và hiểu được nhiều điều. Cô muốn chứng minh cho bồi thẩm đoàn rằng mặc dù Colleen có nhiều cơ hội chạy thoát nhưng cô đã không tận dụng điều đó vì bị một chiếc “xích” vô hình kìm hãm: đó là “công ty nô lệ” mà Cameron đã nhồi nhét vào đầu cô gái.

Cô gái sống trong chiếc hộp (Kỳ 11) - 1

Colleen Stan, người nổi tiếng thế giới khi được tự do sau nhiều năm bị giam giữ.

Em gái của Colleen chứng nhận về việc chị gái đã về thăm nhà năm 1981. Cô cũng đứng ra đóng giả chị gái để đội chiếc mũ lên đầu để cho tòa thấy chị mình đã phải đau đớn như thế nào.

Giáo sư bác sỹ Michael J.Vovakes khẳng định rằng những vết sẹo trên cổ tay và cổ chân của Colleen là những vết thương do bị giam giữ, đánh đập. Ông còn miêu tả vết đốt trong vùng kín của cô gái thể hiện sự bạo hành của kẻ bắt cóc.

Nhà tâm lý học Chris Hatcher, người có nhiều nghiên cứu được đánh giá cao, đứng lên giải thích trước tòa về việc trí óc bị kiểm soát như thế nào. Ông lấy vì dụ về việc bạo dâm, trong đó kẻ bạo dâm thường lúc dùng bạo lực, lúc dùng tình cảm khống chế khiến người còn lại từ việc miễn cưỡng nghe theo dần thấy bình thường và quen với cảm giác bị bạo dâm. Hatcher cũng đề cập về sự ảnh hưởng của việc bị bắt cóc, đe dọa giết chết, cộng với việc bị giam giữ trong thời gian dài đã hạ gục ý chí và thần kinh của Colleen. Ông khẳng định đã kiểm tra hiện trường và gặp gỡ Colleen rất nhiều và tin rằng cô gái đã bị ép buộc ở lại với gia đình Hookers, ban đầu bằng vũ lực vật chất và sau đó là vũ lực vô hình. Nói các khác, những giá trị, quan điểm và nhãn quan của Colleen đã bị thay đổi.

Tại phiên tòa, nhà tâm lý học Chris Hatcher còn đề cập tới hội chứng Stockholm. Hội chứng này thường xảy ra trong các vụ bắt cóc. Hội chứng Stockholm là thuật ngữ mô tả một trạng thái tâm lý, trong đó người bị bắt cóc lâu ngày chuyển từ sợ hãi và căm ghét sang thông cảm và quý mến chính kẻ bắt cóc mình vì họ cam chịu thay vì kháng cự.

Cô gái sống trong chiếc hộp (Kỳ 11) - 2

Cameron Hooker ngày ra tòa

Lâu ngày sống trong tình trạng cam chịu, nạn nhân dần tỏ ra tuân phục và cảm động trước sự chăm sóc của kẻ bắt cóc mà quên đi việc làm sai trái của họ trước đó.

Theo phân tâm học, giống như những đứa trẻ nhỏ phải lệ thuộc vào người mẹ nuôi, cho bú, bế ẵm thì các nạn nhân bị bắt cóc phải thuần phục hoàn toàn tên cướp về mọi phương diện khiến theo thời gian thì trở nên gắn bó.

Hatcher sử dụng những ấn phẩm khiêu dâm của Cameron Hooker để chứng minh cho bồi thẩm đoàn thấy các bước liên quan tới việc biến một cô gái bình thường thành nô lệ tình dục. Ông áp dụng các bước này và hội chứng Stockholm để áp dụng cho trường hợp của Colleen.

Phiên tòa tạm dừng sau bài phân tích quá dài của nhà tâm lý học Chris Hatcher.

Diễn biến phiên tòa sẽ như thế nào? Liệu Cameron có phải trả giá đắt cho tội ác của mình? Mời các bạn đón đọc Cô gái sống trong chiếc hộp (Kỳ cuối) vào SÁNG SỚM ngày 20/8/2013.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Cô gái sống trong chiếc hộp Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN