CLIP: Nữ dược sĩ ở TP HCM bị lừa vì quá thương người
Sau khi đọc thông tin, nhiều người cảm thông với nữ dược sĩ bởi một phút nhẹ dạ cả tin mà bị lừa tiền.
Clip: Nữ dược sĩ bị lừa gần 600.000 đồng ở TP HCM
Ngày 14-5, mạng xã hội xôn xao thông tin nữ dược sĩ, chủ một cửa hàng thuốc tây, ở phường Bình Thuận, quận 7, TP HCM bị một phụ nữ lừa hàng trăm nghìn tiền thuốc.
Theo đó, khoảng 8 giờ 50 cùng ngày, người phụ nữ khoảng 50 tuổi chạy xe máy màu đen đến nhà thuốc trên đường Lý Phục Man, phường Bình Thuận. Tiếp cận nữ dược sĩ, người này hỏi mua băng gạc y tế, nước muối, khẩu trang,... với giá 138.000 đồng.
Sau đó, người phụ nữ lục túi rồi nói với nữ dược sĩ quên mang tiền. Thấy người phụ nữ tội nghiệp và số tiền không lớn, nữ dược sĩ cho người này nợ tiền.
Được cho nợ, người phụ nữ đề nghị mua nợ thêm một số loại thuốc bổ với tổng tiền là 598.000 đồng cho mẹ già đau ốm ở nhà và nói nếu không đúng ý thì sẽ ra đổi thuốc rồi trả tiền.
Hiệu thuốc nơi xảy ra vụ việc
Được nữ dược sĩ tiếp tục đồng ý, người phụ nữ sau đó đọc số điện thoại để ghi lại làm tin rồi rời đi.
Tuy nhiên, đến trưa cùng ngày, không thấy người phụ nữ quay lại nên nữ dược sĩ gọi đến số điện thoại được cho trước đó thì giọng nghe máy là nam, nói lộn số.
Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, chị Nguyễn Thị T. (27 tuổi, ngụ quận 7) xác nhận mình là nữ dược sĩ bị lừa.
"Thấy người phụ nữ nói mua cho mẹ già nên tôi nhẹ dạ cả tin, chứ thật tình tôi không muốn cho nợ. Khi gọi đến số điện thoại thì tôi biết mình đã bị lừa" - chị Thảo nói.
Người phụ nữ nói rằng mình quên mang tiền
Sau khi đọc thông tin trên, nhiều cư dân mạng cũng là dược sĩ tỏ ra thông cảm với nữ dược sĩ nói trên. "Họ không trả đâu chị ơi! Có lần, em đang ngủ trưa, khách vào tươi cười cứ như quen lắm rồi mua thuốc hết 500.000. Sau đó, khách nói quên tiền rồi bảo nhà gần đây, cho cầm thuốc về nhà rồi ra trả tiền sau. Thông cảm, nhưng rồi cũng không thấy vị khách đó quay lại" - bạn Phuong Nguyen chia sẻ.
"Hôm trước mình cũng thương người và bay mất gần 100.000 đồng. Thôi xem là tiền ngu, không quen thì đừng nên cho thiếu" - DS Thạnh nói.
"Đối với người lạ thì tuyệt đối không cho nợ, nếu thiếu tiền thì để thuốc đó rồi chạy về lấy tiền mới cho lấy thuốc, còn nếu lỡ thiếu 2.000 đến 5.000 đồng thì cho luôn. Còn khách quen lắm thì cho nợ từ 200.000 đồng trở xuống thôi cô chủ" - bạn Hồng Gấm khuyên.
Nguồn: [Link nguồn]
Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai – Công chức Phòng Tư pháp huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) bị một người dân tố cáo có hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 1,4 tỉ đồng nhưng "chây ì"...