Chiêu trò mới, mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp

Tạo một tài khoản ngân hàng mạo danh Bảo hiểm xã hội Việt Nam, sau đó tạo một văn bản giả gửi đến người lao động, yêu cầu hoàn trả tiền trợ cấp thất nghiệp chi sai quy định.

Văn bản lừa đảo tinh vi, người lao động cần nêu cao cảnh giác

Văn bản lừa đảo tinh vi, người lao động cần nêu cao cảnh giác

Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa đưa ra cảnh báo về việc mạo danh cơ quan bảo hiểm xã hội để lừa đảo. Cụ thể, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam phản ánh, đơn vị này nhận được thông tin từ người lao động về việc có đối tượng giả danh cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam lừa đảo thu hồi tiền trợ cấp thất nghiệp.

Theo đó, đối tượng đứng tên chủ tài khoản Phan Thanh Dat tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Bank), tên tài khoản BAOHIEMXAHOIVN - gửi quyết định "về việc thu hồi trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp" đối với chị T.T.M.P (xã Duy Hòa, Duy Xuyên), yêu cầu chị P chuyển khoản về số tài khoản trên số tiền 2.974.200 đồng. Người ký tên quyết định là Nguyễn Quang Vinh.

Lý do đối tượng đưa ra trong quyết định là: "Trường hợp ông/bà T. T.M.P trong khoảng thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng đã tìm được việc làm và tham gia bảo hiểm thất nghiệp bị trùng với tháng nhận trợ cấp thất nghiệp.

Việc nhận trợ cấp thất nghiệp như trên đã vi phạm Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP. Yêu cầu ông/bà T. T.M.P có trách nhiệm hoàn trả lại toàn bộ số tiền 2.974.200 đồng đã nhận không đúng quy định trong thời gian sớm nhất để được xử lý".

Bảo hiểm xã hội Quảng Nam xác định đây là số tài khoản giả danh cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định thu hồi trợ cấp thất nghiệp là giả.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam không có lãnh đạo tên Nguyễn Vinh Quang, cũng như không có tài khoản cá nhân nào liên kết với Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mà số tài khoản của cơ quan Bảo hiểm xã hội là số tài khoản của tổ chức.

Thông qua sự việc, Bảo hiểm xã hội cảnh báo, để thực hiện hành vi lừa đảo, đối tượng lợi dụng lỗ hổng của việc người dân tự kích hoạt số tài khoản online để đặt tên cơ quan, tổ chức nhà nước. Người lao động cần thận trọng, khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ cần liên hệ ngay với cơ quan, tổ chức có liên quan để được giải đáp.

Mất 400 triệu đồng vì cài đặt phần mềm thuế...giả mạo

Công an quận Long Biên, Hà Nội đang vào cuộc điều tra, xác minh vụ việc một người phụ nữ bị lừa đảo chiếm đoạt 400 triệu đồng sau khi cài phần mềm giả mạo cơ quan thuế.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo P.P ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN