Chiêu săn tài khoản ngân hàng và Facebook trùng tên để lừa tiền

Sau khi chuyển tiền đến số ngân hàng khớp với tên người quen, Quang Tính mới biết tài khoản đó của người khác, còn người quen đã bị chiếm Facebook.

Cuối tháng 1, Quang Tính (Hà Nội) nhận được tin nhắn từ Facebook của người thân trong nhà, nói có việc gấp cần vay tiền, hứa sớm trả lại và đưa số tài khoản trùng họ tên của người này. Vốn cảnh giác với tin nhắn vay tiền qua mạng, anh đề nghị gọi video. Phía bên kia gọi lại, nhưng được vài giây đã tắt máy với lý do sóng kém, đồng thời nhắn tin trách rằng "tài khoản cùng tên vậy mà còn phải kiểm tra". Nghĩ mình lo lắng thái quá, Tính thực hiện giao dịch theo đề nghị.

Tuy nhiên sau đó vài tiếng, anh mới biết người thân bị chiếm tài khoản Facebook từ trước. "Tôi luôn cảnh giác, nhưng không nghĩ đến tình huống kẻ xấu lại có trong tay tài khoản ngân hàng trùng tên với người quen như vậy", Tính nói.

Giao diện chuyển tiền thành công trên điện thoại. Ảnh: Lưu Quý

Giao diện chuyển tiền thành công trên điện thoại. Ảnh: Lưu Quý

Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đã nhận được báo cáo về một số trường hợp bị nhóm lừa đảo chiếm tài khoản Facebook để nhắn tin mượn tiền bạn bè, người thân với chiêu thức không mới, nhưng điểm khác biệt so với trước đây là tài khoản nhận tiền trùng cả ngân hàng và tên người dùng, chỉ khác số tài khoản, khiến nhiều người bị lừa đến hàng trăm triệu đồng qua mạng.

Lợi dụng tâm lý của nhiều người tin tưởng khi chuyển tiền đến tài khoản mang tên người quen, các nhóm lừa đảo sau khi có trong tay tài khoản ngân hàng nào đó sẽ săn tìm tài khoản mạng xã hội có tên tương tự để làm mồi nhử.

Cục An toàn thông tin cho biết tài khoản ngân hàng với người đứng tên bất kỳ có thể được mua trên chợ đen, hoặc thuê những người nhẹ dạ đăng ký hộ. Ngoài ra, kẻ xấu có thể việc lợi dụng kẽ hở của một số ngân hàng cho đăng ký mở online, sử dụng giấy tờ, thông tin cá nhân bị đã bị lộ hoặc đánh cắp.

Sau khi đã có tài khoản ngân hàng, kẻ gian tìm trên mạng xã hội như Facebook những tài khoản có tên giống và tìm cách chiếm quyền điều khiển, ví dụ gửi mã độc qua tin nhắn, email.

"Khi nạn nhân chẳng may sập bẫy, nhóm lừa đảo sẽ nhanh chóng cướp tài khoản Facebook và nhắn tin mượn tiền hoặc tung tiếp đường link dụ dỗ thêm các nạn nhân khác bằng Facebook của người bị hại", Cục cho hay.

Theo chuyên gia bảo mật Vũ Ngọc Sơn của công ty an ninh mạng NCS, tình trạng trên cho thấy nguy cơ đe dọa ngày càng lớn từ các dữ liệu cá nhân bị rò rỉ, buộc người dùng cẩn trọng hơn trong bất cứ giao dịch nào qua mạng. Theo ông, trong trường hợp không chiếm được tài khoản Facebook, kẻ gian vẫn có thể tạo tài khoản "nhái" với tên, ảnh, thậm chí sao chép bài viết của người dùng, từ đó kết bạn để lừa người thân của họ.

Trước tình trạng trên, các chuyên gia bảo mật khuyến nghị người dùng cần bảo vệ thông tin cá nhân để tránh bị lợi dụng, đồng thời thực hiện các biện pháp xác minh danh tính qua một kênh khác trước khi tiến hành bất kỳ một giao dịch nào. Ví dụ, khi nhận được tin nhắn từ Messenger, có thể gọi điện trực tiếp để đảm bảo đó đúng là người cần chuyển tiền.

Trao đổi với PV Báo CAND chiều 24/2, Thượng tá Nguyễn Văn Sáng, Trưởng Công an huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) cho biết, cơ quan này đã ra quyết định tạm giữ hình sự để lập thủ tục khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội danh “Cướp tài sản” đối với Vũ Văn Oai (SN 1982, trú ở xóm 10, xã Phúc Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định).

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lưu Quý ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN