Câu chuyện cảm hóa một phạm nhân cộm cán mang án chung thân

Sự kiện: Tin pháp luật

Trại giam Xuyên Mộc đã cảm hóa được và giúp phạm nhân cộm cán như Huỳnh Văn Tỷ, người mang án chung thân thay đổi hoàn toàn...

Với vóc dáng to lớn, gương mặt dữ dằn, cùng hàng loạt "chiến tích" tiền án tiền sự, quậy phá, vi phạm kỷ luật, gây án giết người ngay trong trại giam, và phải nhận mức án chung thân, Huỳnh Văn Tỷ là phạm nhân được đánh giá là đặc biệt nguy hiểm, khó cải tạo khi liên tục vi phạm kỷ luật trong một thời gian khá dài… Nhưng Trại giam Xuyên Mộc đã cảm hóa được và giúp phạm nhân cộm cán này thay đổi hoàn toàn, an tâm lao động cải tạo…

Án chồng án

Sáng hôm ấy, Huỳnh Văn Tỷ được cán bộ quản giáo dẫn ra gặp chúng tôi. Tỏ ra khá dè dặt, Tỷ ấp úng nói: "Em không biết nói gì đâu anh ạ, em học hết lớp 3 là nghỉ nên nói dở lắm…". 

Và thực tế, trong suốt câu chuyện với chúng tôi, dù thái độ khá cởi mở, vui vẻ, nhưng Tỷ trả lời từng câu một cách rất ngắn gọn theo kiểu "dạ", "đúng rồi"… và nếu có nói câu dài thì người nghe phải hỏi lại và tự sắp xếp lại ý mới có thể hiểu được Tỷ nói gì!

Tỷ có tên thường gọi là Tắn (SN 1984) quê gốc ở huyện Ô Môn, TP Cần Thơ, nhưng gia đình, cha mẹ Tỷ đã chuyển về sinh sống lập nghiệp ở ấp Mỹ Thạnh, Mỹ Xuân, Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) nhiều năm trước. 

Là con út trong gia đình có tất cả 6 người con, cùng với bản tính ham chơi, Tỷ đã bỏ học từ năm lớp 3 và theo các bạn xấu la cà, lêu lổng. Hậu quả của chuỗi ngày chơi bời, theo chúng bạn xấu là Tỷ liên tiếp vướng vào vòng lao lý.

Năm 2003, khi mới 19 tuổi, Tỷ đã bị Tòa án nhân dân huyện Tân Thành xử phạt 30 tháng tù về tội "Trộm cắp tài sản". Tháng 11/2005, vừa mới được ra trại Tỷ và một người tên Trần Văn Hùng (SN 1987, quê huyện Tân Thành, BR-VT) đi cắt trộm dây điện của một công ty đang thi công, sau đó đem bán ve chai lấy tiền chia nhau tiêu xài. Tương tự, vào ngày 2/12/2005, Tỷ cùng bốn đối tượng khác tiếp tục đi cắt trộm dây điện trên đường Sông Xoài - Cù Bị đem bán được 3,9 triệu đồng chia nhau.

Thiếu tá Phạm Thanh Xuân, cán bộ quản giáo Phân trại số 1.

Thiếu tá Phạm Thanh Xuân, cán bộ quản giáo Phân trại số 1.

Chỉ 4 ngày sau, khoảng 24h (ngày 6/12/2005), Trần Văn Hùng cùng Tỷ, Trần Văn Nghĩa (SN 1986, quê Bến Tre, trú Tân Thành, BR-VT) và Hoàng Minh Hiếu lại tiếp tục đi cắt trộm dây điện tại nhiều địa điểm như khu vực xã Tóc Tiên, xã Châu Pha… đem bán lấy tiền. Nhưng khi đang cắt dây điện tại khu vực nghĩa địa xã Châu Pha thì cả nhóm bị bắt giữ...

Bị khép vào tội "Phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia" Tỷ bị phạt 13 năm tù, thời hạn tù tính từ ngày bị bắt 9/12/2005. Ngoài ra, các bị cáo còn phải bồi thường trách nhiệm dân tổng cộng là 83 triệu đồng.

Tháng 12/2006, Tỷ nhập Trại giam Xuyên Mộc thi hành án. Và tại đây, Tỷ liên tục vi phạm kỷ luật như đánh phạm nhân khác gây thương tích, chống lệnh của cán bộ, sử dụng chất kích thích, cá độ, có ý định trốn trại…

Sáng sớm ngày 23/2/2007, Tỷ xin ở phòng gặp cán bộ giáo dục, nhưng một phạm nhân tên V.P.S không đồng ý, nên ngay sau đó Tỷ đã dùng hai mảnh lưỡi lam cột vào giấy dùng rạch vào mặt S. gây thương tích… Hơn 1 năm sau, do mâu thuẫn về tiền bạc, Tỷ đã dùng dao tự chế đâm nhiều nhát vào người phạm nhân N.T.D (SN 1964) gây tử vong tại Phân trại K2.

Tỷ bị Viện KSND tỉnh BR-VT truy tố về tội "Giết người". Ra tòa, tổng hợp các hình phạt, mức án trước đó, Tỷ phải nhận mức án chung thân. Thời hạn tù tính từ ngày 16/5/2008. "Nhận án chung thân em nản lắm, em nghĩ chắc không bao giờ được về nữa, nên em cứ quậy phá liên tục", Tỷ thừa nhận.

Chính vì tâm trạng chán nản như vậy, Tỷ đã liên tục quậy phá, vi phạm kỷ luật, nội quy trại giam với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm lần sau nguy hiểm hơn lần trước, có ý định thực hiện việc trốn trại. Chưa kể, Tỷ còn liên tục có hành vi hủy hoại thân thể, không nhận khẩu phần ăn, la lối gây mất trật tự trong buồng giam riêng…

Huỳnh Văn Tỷ lúc lao động.

Huỳnh Văn Tỷ lúc lao động.

Bữa cơm với mẹ và những giọt nước mắt ân hận

Theo Thiếu tá Phạm Thanh Xuân, cán bộ quản giáo Phân trại số 1, Trại giam Xuyên Mộc, do Tỷ liên tục xếp loại cải tạo kém, đã 14 lần có hành vi vi phạm nội quy trại giam bị xử lý kỷ luật nên Tỷ có một thời gian dài không được cha mẹ hay người thân thăm nuôi.

Để cảm hóa được phạm nhân cộm cán này, Ban Giám thị, Hội đồng cán bộ và các cán bộ quản giáo đã phải mất rất nhiều công sức, thời gian.

Đại tá Nguyễn Trọng Tuấn, Giám thị Trại giam Xuyên Mộc kể rằng, để cảm hóa những phạm nhân như Tỷ, ông yêu cầu công tác giáo dục của Trại phải đổi mới, với nhiều hình thức, phương pháp giáo dục, cán bộ quản giáo, cán bộ chuyên môn, cán bộ giáo dục hàng ngày tiếp cận, gặp gỡ phạm nhân, để giáo dục, phân tích những điều đúng, sai, rồi việc chấp hành án tốt hoặc vi phạm sẽ có những kết quả ra sao giúp phạm nhân hiểu và chấp hành… 

Những đơn thư thắc mắc, những tâm tư nguyện vọng của các phạm nhân được giải quyết kịp thời, nhanh chóng, hợp lý; thậm chí hàng quý Giám thị còn xuống đối thoại trực tiếp với phạm nhân, để tháo gỡ những chuyện chưa được thông tư tưởng hoặc những khúc mắc, mong muốn của phạm nhân…

Tất cả đã tác động đến nhận thức, dần làm thay đổi hành vi của phạm nhân; cùng với việc thực hiện chế độ, chính sách với phạm nhân được thực hiện công khai, minh bạch góp phần cho phạm nhân yên tâm, tích cực cải tạo, lao động.

Khi Tỷ đã có một số thay đổi tích cực, Trại đã cử cán bộ tới tận gia đình nói chuyện với cha mẹ của Tỷ để cùng phối hợp giáo dục, khuyên bảo giúp phạm nhân thay đổi tốt hơn. Mới đây, tại Hội nghị Gia đình phạm nhân 2019, Tỷ vô cùng bất ngờ khi được mẹ đến thăm và ngồi ăn cơm cùng mẹ…

Hoạt động thể dục thể thao cho phạm nhân tại Trại giam Xuyên Mộc.

Hoạt động thể dục thể thao cho phạm nhân tại Trại giam Xuyên Mộc.

"Sau hàng chục năm nay em mới được ngồi ăn cơm với mẹ, vì lâu nay em toàn vi phạm nội quy trại rồi phạm thêm tội nghiêm trọng nên không có cơ hội được mẹ vào thăm… Thêm nữa là dù em liên tục vi phạm, nhưng các lãnh đạo và cán bộ của trại vẫn đối xử rất nhẹ nhàng, luôn động viên khuyên bảo em…", Tỷ xúc động cho biết.

Và cũng chính nhờ chuyện này mà mấy tháng gần đây Tỷ có nhiều thay đổi tốt, đã chấp hành những quy định của trại giam, chăm chỉ lao động cải tạo. "Sau tất cả những quậy phá, giờ đây em mới nhận ra và rất hối hận. 

Ước gì được quay trở lại thời gian trước đây em sẽ không để mình mất quá nhiều thời gian và sai lầm như vậy. Ba mẹ em giờ đều đã già hết rồi, em chỉ biết cố gắng lao động, cải tạo, sớm được giảm án và mong ba mẹ giữ gìn sức khỏe để em còn được về gặp ba mẹ".

Thiếu tá Phạm Thanh Xuân cho biết sau hôm gặp mẹ và được ngồi ăn cơm cùng mẹ, Tỷ đã xin đến gặp cán bộ để hỏi và được giải thích cặn kẽ về mức án và các mức giảm án hay kỷ luật ra sao, nếu cải tạo tốt thì sẽ được hưởng những chính sách gì (dù trước đó những điều này Hội đồng cán bộ và cán bộ quản giáo đã nhiều lần nói cho phạm nhân này nghe nhưng Tỷ đều bỏ ngoài tai)… Nghe vậy, Tỷ hứa sẽ cố gắng lao động cải tạo, chấp hành án…

Cũng theo Thiếu tá Phạm Thanh Xuân, dù thời gian gần đây Tỷ đúng là có sự thay đổi về tâm lý và hành vi lao động cải tạo có chiều hướng tích cực. Tuy nhiên, cán bộ trại vẫn thường xuyên để ý và động viên giúp đỡ để Tỷ yên tâm cải tạo, tránh những chuyển biến, hành vi tiêu cực như trước đây.

Đại tá kể chuyện dẹp loạn giang hồ đất Cảng và cuộc đối đầu với anh trai Dung Hà

Xuất thân từ ngành an ninh điều tra, tuy nhiên từ khi bén duyên với Đội Cảnh sát hình sự đặc biệt H88, Đại tá Lê Hồng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phú Lữ ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN