Cảnh giác màn kịch "cụ già bị cướp vé số"

Sáng 20-1, một số người dân trên đường Cây Cám (khu phố 9, phường Bình Hưng Hoà B, quận Bình Tân, TP.HCM) nhìn thấy hình ảnh một cụ già quần áo lấm lem bùn đất, chống gậy vừa đi vừa khóc, ông chủ động tiến đến đám đông đang ngồi ở quán cà phê ven đường phân bua: “Tôi vừa bị cướp hơn 170 tờ vé số xem như mất đứt hơn 1,5 triệu đồng, thật là khổ quá”.

Theo ông kể, có hai phụ nữ đeo khẩu trang đi xe tay ga màu đỏ giả vờ gọi ông đến chọn mua vé số, bất ngờ người ngồi sau giật phăng cọc vé số trên tay ông rồi ra hiệu cho người ngồi trước rồ ga bỏ chạy. Hoảng hốt, ông đuổi theo và bị bị té ngã xuống đường mà không kịp tri hô.

Ông tự xưng tên là Nguyễn Mạnh Hùng (ảnh), 67 tuổi, quê ở Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang. Cách đây 38 năm khi xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, quân Pôn Pốt xâm nhập biên giới tàn sát cả  vợ con ông. Từ đó, ông lang thang lên TP.HCM sống một mình làm thuê đủ nghề, bây giờ bệnh tật già yếu đi bán vé số dạo kiếm sống nhưng vừa bị cướp sạch vốn liếng.

Cảnh giác màn kịch "cụ già bị cướp vé số" - 1

 Ông tự xưng tên là Nguyễn Mạnh Hùng

Nghe ông trình bày hoàn cảnh thương tâm, nhiều người động lòng chia sẻ và gom góp tiền bạc đưa cho ông. Cầm tiền trên tay ông vội vàng lủi đi trước khi những người bán vé số dạo khác tại khu vực này xuất hiện. Các “đồng nghiệp”  này quả quyết: "Ông đó không hành nghề bán vé số nhưng họ thường thấy ông luôn khóc than bị cướp vé số nhằm lợi dụng lòng thương hại người khác”.

Anh Trần Minh (ngụ hẻm 686, đường Cây Cám) cho biết anh cùng vài người đã chứng kiến người này (ông Hùng) từng diễn kịch “bị cướp vé số” ở khu chợ Bình Hưng Hoà và trên đường Tân Kỳ-Tân Quý.

Thực tế từng có vài vụ cướp giật vé số thời gian gần đây nạn nhân là người già, khuyết tật hoặc trẻ em tuy nhiên cũng nên cảnh giác trường hợp “cụ già bị cướp vé số” nêu trên.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo An Danh (Pháp Luật TPHCM)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN