Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ cuối)
Với sự thông minh, sắc sảo và khả năng nói nhiều ngoại ngữ, Granville đã được đưa vào hoạt động trong Cục Chiến dịch Đặc biệt của Anh.
Christine Granville (1915-1952)
Sinh năm 1915 ở Ba Lan, Christine Granville là cháu gái của một chủ ngân hàng giàu có người Do Thái thuộc gia đình Goldfeder. Năm 17 tuổi, Granville trở thành Hoa hậu Ba Lan.
Khi quân phát xít Đức xâm lược Ba Lan năm 1939, Granville tình nguyện làm việc cho cơ quan tình báo Anh. Với sự thông minh, sắc sảo và khả năng nói nhiều ngoại ngữ, Granville đã được đưa vào hoạt động trong Cục Chiến dịch Đặc biệt của Anh. Bà trở thành nữ điệp viên được cố Thủ tướng Anh Churchill rất mực yêu quý. Trong thời gian ở Budapest, Hungary, Christine Granville đã cung cấp nhiều tin quan trọng cho tình báo Anh và một trong những tin tức quan trọng nhất, có giá trị nhất, giúp nước Anh nhận định: Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô trong tháng 6/1941. Khi đó, bà hoạt động trong mạng lưới điệp viên có tên Musketteers. Khi nằm vùng ở Pháp và Italy, Christine Granville được biết đến với tên gọi Pauline Armand. Hoạt động của Christine Granville hiệu quả tới mức cơ quan mật vụ Gestapo từng treo giải thưởng hậu hĩnh cho bất cứ ai chỉ điểm, bắt giữ hoặc giết chết được Pauline Armand.
Sau khi rời cơ quan tình báo Anh, bà vẫn được Chính phủ London tặng Huân chương chữ thập George, Chính phủ Pháp tặng Huân chương chữ thập Charles de Gaulle. Một trong những chiến công lớn nhất của Christine Granville trong thời gian hoạt động ở Pháp là giúp giải cứu thành công cho Francis Cammaerts, chỉ huy lực lượng kháng chiến miền Bắc nước Pháp và Xan Fielding, chỉ huy mới của SOE tại Pháp bị cơ quan mật vụ Gestapo Đức bắt giữ và chuẩn bị tử hình. Tuy nhiên, số phận thật trớ trêu, năm 1952 bà bị người tình cũ George Murdoni sát hại ở London.
Ethel và Julius Rosenberg
Ethel và Julius Rosenberg (Ảnh: Getty)
Năm 1950, Ethel và Julius Rosenberg - một cặp vợ chồng bình thường như cặp đôi khác - bị FBI buộc tội chuyển các bí mật hạt nhân cho Liên bang Xô Viết. Sau khi bị đưa ra tòa xét xử, cả hai đã phải chấp nhận án tử hình và bị hành quyết tại nhà tù Sing Sing ở New York ngày 19/6/1953. Cho đến nay, vụ việc vẫn gây rất nhiều tranh cãi ở cả hai phía. Lavrenti Beria.
Từng giữ chức chỉ huy lực lượng tình báo thời Stalin, Lavrenti Beria đã bị xử bắn vì tội làm gián điệp và âm mưu lật đổ chính quyền Liên Xô.
Elizabeth Bentley là điệp viên nội gián người Mỹ làm việc cho tình báo Liên Xô từ năm 1938 tới năm 1946. Năm 1947, bà đầu thú với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và trở thành điệp viên 2 mang. Nhờ những thông tin do Bentley cung cấp, FBI đã phá vỡ hai đường dây gián điệp của Liên Xô gồm hàng trăm người trên lãnh thổ Mỹ.