Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 4)

Nữ điệp viên có biệt danh "chuột trắng" chuyên vượt ngục và ám sát.

Nancy Wake, người New Zealand nhưng lớn lên ở Australia là nữ điệp viên tài ba với nhiệm vụ tình báo đặc biệt của lực lượng đồng minh chống phát xít Đức. Bà nổi tiếng với biệt danh "Chuột trắng" vì rất nhanh nhẹn, thoắt ẩn thoắt hiện. Khả năng thâm nhập khiến Nancy trở nên nỗi khiếp sợ của lính SS và Gestapo của quân phát xít Đức.

Tốt nghiệp trường đại học báo chí London rồi làm phóng viên chiến trường, Nancy là cây viết được giao đặc trách chuyên theo dõi những hoạt động của Hitler. Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, năm 1939, Nancy nhập ngũ và được đào tạo nhiều khoa tình báo tại bang Queenland (Australia).

Năm 1940, Nancy hoạt động tình báo ở miền Trung nước Pháp khi nước này đang bị phát xít Đức chiếm đóng gần như hoàn toàn. Bà cùng 17 điệp viên khác sống trong 1 lâu đài bỏ hoang. Họ tự đào hệ thống hầm quanh biệt thự để đề phòng bất trắc và kết hợp thực hiện các nhiệm vụ vô cùng hiệu quả.

Tuy nhiên, năm 1944, khi cả nhóm đang thâm nhập 1 sân bay hàng đầu của Đức quốc xã để điều tra về vũ khí mới của địch thì bị bắt.

Ngày 12/3/1947, Nancy cùng 6 người khác đã may mắn vượt ngục được nhờ lòng dũng cảm và mưu trí. 

Vì những thành tích vượt trội, Nancy là 1 trong 20 điệp viên của phe đồng minh bị Gestapo truy nã gắt gao. Tức là nếu bị bắt, nữ điệp viên này chỉ còn con đường chết.

Ngoài làm điệp viên lấy thông tin, Nancy còn có biệt danh sát thủ tàn bạo. Nhiều phi vụ ám sát quan chức phát xít được bà thực hiện bằng dao nhọn với quan điểm: phải tàn bạo để trả thù cho hàng triệu người Do Thái đã bị Gestapo lùa vào những lò hơi ngạt chết một cách đau đớn.

Đến ngày 12/3/1945, vài tháng trước khi Đức Quốc xã đầu hàng phe đồng minh, tại ngôi biệt thự ở làng Verneix, Nancy Wake lại bị Gestapo bắt. 

Nữ điệp viên tài ba này bị giải về căn cứ ở miền Trung nước Pháp nhưng trên đường đi, một mình bà đã tấn công 3 tên lính địch và trốn thoát.

Năm 1949, sau chiến tranh, Nancy trở lại Australia và kết hôn với một viên phi công trong quân đội năm 1957.

Cuộc đời tài ba của điệp viên Nancy Wake đã là cảm hứng chính cho nhà văn Sebastian Faulks viết cuốn tiểu thuyết "Charlotte Gray". Năm 2001, cuốn sách này được chuyển thể thành phim.

Noor Inayat Khan (1914-1944)

Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 4) - 1

Noor Inayat Khan

Nữ điệp viên sinh ra ở Nga nhưng lớn lên ở Anh này xuất thân trong một gia tộc vô cùng quyền quý và căm ghét quân phát xít sâu sắc.

Năm 1940, Noor gia nhập lực lượng không quân Anh. 

Vì là người rất thông thạo tiếng Pháp, năm 1943, Noor được giao hoạt động ở miền Bắc nước Pháp với vỏ bọc là một y tá có tên Jeanne-Marie Regnier cùng với hệ thống.

Tuy nhiên, sau 1 tháng tới nước Pháp, hệ thống này đã bị lộ vì kẻ phản bội Henri Dericourt đã tiết lộ danh tính cả nhóm cho kẻ thù. Được phép sơ tán nhưng Noor vẫn quyết bám trụ dù những nguy hiểm tới tính mạng. 

Nhờ trí thông minh tuyệt vời, khả năng ngôn ngữ thông thạo, Noor luôn cung cấp cho tổ chức những thông tin quý giá qua máy vô tuyến. 

Dầu vậy, Noor vẫn bị Đức quốc xã bắt vì gã chỉ điểm phản bội Henri. Dù trải qua 10 tháng biệt giam, bị đánh đập, tra tấn nhưng nữ điệp viên xinh đẹp không tiết lộ bất kỳ thông tin nào. 

Tháng 9/1944, Noor bị chuyển tới trại tập trung Dachau và bị sát hại vào tháng 9 cùng năm.

Mời các bạn đón đọc Các nữ điệp viên nổi tiếng (Kỳ 5) vào SÁNG SỚM ngày 16/5/2013.

 

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân (Theo BBC) ([Tên nguồn])
Các nữ điệp viên nổi tiếng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN