Bị tố "vu khống", "làm nhục người khác", bà Phương Hằng có thể kiện ngược lại?

Liên quan đến những lùm xùm xung quanh việc quyên góp từ thiện, những ngày qua, hàng loạt nghệ sỹ như Đàm Vĩnh Hưng, Hoài Linh, Thủy Tiên… đã gửi đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam tới các cơ quan chức năng...

Theo ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng, bà Nguyễn Phương Hằng đã có hành vi vu khống, bôi nhọ xúc phạm danh dự nhân phẩm và làm nhục mình trong nhiều ngày liên tiếp trên mạng xã hội.

Nam ca sỹ này cũng cho rằng, bà Hằng đã sử dụng ngôn ngữ phản cảm để chửi rủa, xúc phạm nhân phẩm nhiều cá nhân, ca sĩ, diễn viên, cáo buộc nhiều nghệ sỹ “ăn chặn tiền từ thiện” dù chưa có kết luận chính thức từ cơ quan có thẩm quyền, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của những cá nhân liên quan…

Còn với vợ chồng ca sỹ Thủy Tiên - Công Vinh, sau khi công khai 18 nghìn trang sao kê, cặp vợ chồng này cho biết sẽ tiếp tục tiến hành các thủ tục để kiện bà Phương Hằng do có hành vi vu khống, bịa đặt, đưa thông tin không chính xác xúc phạm tới danh dự, uy tín của mình và gia đình.

Vợ chồng ca sỹ Thủy Tiên công khai 18.000 trang sao kê tại ngân hàng

Vợ chồng ca sỹ Thủy Tiên công khai 18.000 trang sao kê tại ngân hàng

Nhìn nhận sự việc trên dưới góc độ pháp lý, Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, nếu có đủ căn cứ chứng minh mình đã bị người khác thóa mạ, vu không, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và làm nhục trên mạng xã hội, các nghệ sỹ hoàn toàn có căn cứ để tố giác hoặc khởi kiện người có hành vi này tới cơ quan chức năng.

Cũng theo Luật sư Hồng Vân, mạng xã hội là môi trường sinh hoạt công cộng nên hành vi livestream, viết, đưa hình ảnh lên mạng xã hội tương tự như việc người đó phát ngôn tại nơi đông người.

Các hành vi vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội tùy thuộc vào tính chất, mức độ khác nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, khoản 1 hoặc điểm l khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 155, Điều 156 của BLHS 2015. Ngoài ra họ còn phải bồi thường về vật chất những thiệt hại gây ra cho cá nhân, tổ chức khác theo quy định của BLDS 2015 (nếu có).

Trường hợp đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác. Trong đó, việc sử dụng mạng xã hội được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội làm nhục người khác và có thể bị phạt tù từ 3 tháng-2 năm. Nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 2-5 năm.

Ngoài ra, hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống theo Điều 156 BLHS 2015 với mức phạt tù từ 1-3 năm.

Trường hợp vì động cơ đê hèn hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 3-7 năm.

Tuy vậy, cũng theo Luật sư Hồng Vân, khi nhận được đơn tố giác tội phạm thì cơ quan điều tra sẽ thụ lý, xác minh trong thời hạn luật định xem việc tố giác có căn cứ hay không để quyết định khởi tố hay tạm đình chỉ vụ việc.

Khi bị tố giác về một trong các hành vi “làm nhục người khác, “vu khống”, “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”, người bị tố có quyền trình bày và gửi đơn tố giác ngược lại nếu có đủ căn cứ chứng minh những thông tin mình đưa ra là hoàn toàn chính xác, có cơ sở - Luật sư Hồng Vân nhấn mạnh.

Tội lợi dụng quyền tự do dân chủ... và vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị tố cáo

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM cho biết có thêm nhiều người gửi đơn tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng với các nội...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thwo H.L ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN