Bí mật rùng mình sau thảm án 7 người bị đầu độc: Nghi phạm xuất hiện

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23

Sau hàng loạt vụ đầu độc chấn động trên diện rộng, một hôm, công ty sản xuất thuốc Tylenol đã nhận được thư tống tiền viết tay.

Vào tháng 9 năm 1982, tại Mỹ, liên tiếp những cái chết bí ẩn nối tiếp nhau gây rúng động. Một bé gái 12 tuổi ở làng Elk Grove, một nhân viên bưu điện ở Arlington Heights và gia đình anh ta đột ngột ngã bệnh rồi qua đời trong cùng một ngày. Ban đầu, cảnh sát cho rằng các nạn nhân tử vong do gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, hoặc có thể do một loại dịch bệnh mới bùng phát trong cộng đồng Chicago. Thế nhưng, các bằng chứng để lại tại hiện trường đã dẫn họ tới một bí mật khủng khiếp ngoài sức tưởng tượng.

Công ty Johnson and Johnson đã cảnh báo khách hàng của mình qua các phương tiện truyền thông

Công ty Johnson and Johnson đã cảnh báo khách hàng của mình qua các phương tiện truyền thông

Các nghi phạm xuất hiện

Sau hàng loạt vụ đầu độc chấn động trên diện rộng, một hôm công ty Johnson & Johnson đã nhận được một lá thư tống tiền viết tay, yêu cầu công ty phải đáp ứng các điều khoản mà kẻ tự nhận là hung thủ đưa ra nhằm kết thúc chuỗi hành vi tội ác này. Tuy nhiên, công ty đã âm thầm thông báo đến cơ quan cảnh sát điều tra để truy lùng kẻ chủ mưu bức thư.

Qua vài ngày điều tra, cảnh sát đã tìm ra danh tính chủ nhân bức thư nặc danh trên. Đó là James Lewis, gã đàn ông này là kẻ đã viết thư tống tiền công ty Johnson & Johnson. Trong thư, James đòi số tiền lên đến 1 triệu đô la Mỹ và nếu công ty không đáp ứng hắn, hắn sẽ tiếp tục bỏ thuốc độc Xyanua vào các lọ thuốc Tylenol của hãng. 

James là kẻ thất nghiệp, sau khi bị bắt, hắn khẳng định rằng mình vô tội, rằng mình không phải tên ác nhân đầu độc bằng Tylenol. Mục đích cho việc gửi thư nặc danh đòi tiền của hắn là vì hắn đang quá túng thiếu và muốn trả thù ông chủ của vợ mình, nhằm đổ tội cho ông ta.

Sau các cuộc điều tra chuyên sâu, các viên thanh tra cũng đưa ra kết luận khẳng định rằng James thực sự vô tội. Trong khoảng thời gian các vụ đầu độc ở Chicago diễn ra, James đang sống ở New York và không có chứng cứ nào chứng minh hắn có liên hệ đến các vụ án. Tuy nhiên, James Lewis vẫn bị kết án 20 năm tù giam do hành vi tống tiền của mình. Hắn được thả tự do sớm hơn dự định nhờ thành tích cải tạo tốt vào năm 1995, sau tổng thời gian thụ án là 13 năm.

Sau màn điều tra về James Lewis, nghi phạm tiếp theo mà cảnh sát hướng đến là Roger Arnold. 

Ban đầu, Roger khẳng định mình chính là hung thủ, sau đó quay ngoắt đổ tội cho chủ quán bar là ông Marty Sinclair. Thế nhưng, rất nhanh sau đó, cảnh sát cũng loại hắn ta ra khỏi diện tình nghi, bởi Roger bị mắc bệnh suy nhược thần kinh và cũng không có bằng chứng nào chứng minh hắn có liên quan gì đến các vụ án. 

Sau James và Roger, hàng loạt những nghi phạm khác cũng được đưa vào tiến hành điều tra. Tuy nhiên, cảnh sát đã không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào có thể buộc tội họ. Và đáng sợ nhất là, thảm sát kinh hoàng bằng việc đầu độc này đã trở thành một ý tưởng hấp dẫn cho những tên tội phạm khác bắt chước. Bọn chúng đã tiếp tục hành vi đánh tráo thuốc độc với các loại thuốc không kê đơn tại các hiệu thuốc nhằm thực hiện các tội ác khủng khiếp vào kéo dài từ những năm 1980 đến 1990.

Cái kết dang dở

Năm 1983, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua "dự luật Tylenol"

Năm 1983, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua "dự luật Tylenol"

Có thể nói, qua vụ án thảm sát hàng loạt bằng Tylenol, ngành y tế và dược phẩm đã có một bài học quý giá trong việc buôn bán các loại thuốc không cần kê đơn.

Năm 1983, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua "dự luật Tylenol" về việc làm giả các sản phẩm tiêu dùng là một hành vi phạm trọng tội của liên bang. 

Năm 1989, FDA đã thiết lập chương trình hướng dẫn trên phạm vi toàn liên bang để các nhà sản xuất đảm bảo rằng các sản phẩm của họ không bị làm giả.

Hàng loạt những loại thuốc không kê đơn ngày trước đã thay đổi vào danh sách cần kê đơn. Bên cạnh đó, thuốc bày bán tại các hiệu thuốc cũng được kiểm soát nghiêm ngặt hơn. Những phương án cải thiện tích cực của các cơ quan chức năng y tế đã giúp cho việc kiểm soát nguồn thuốc chặt chẽ, góp phần nâng cao sự an toàn hơn cho người dân nước mình. Thế nhưng, thảm kịch đầu độc Tylenol 1982 vẫn còn đó, không thể xoá bỏ được. 7 cái chết của 7 người vô tội như một hồi chuông cảnh tỉnh rằng chính phủ cần quan tâm, thay đổi và ban hành những đạo luật tốt hơn để đảm bảo sự an toàn cho người dân khi sử dụng thuốc.

Và cuối cùng, sau 40 năm, vụ án thảm sát bằng Tylenol tại Chicago 1982 gần như đã đi vào ngõ cụt. FBI và các cơ quan điều tra của Chicago buộc phải chấp nhận một sự thật đáng sợ rằng, hung thủ thực sự đằng sau chuỗi ngày đen tối của Chicago và Mỹ vẫn đang nhởn nhơ, sống tự do ngoài vòng pháp luật

(Hết)

----------------------

Mời quý vị đón đọc loạt bài tiếp theo của Kỳ án thế giới vào 13h ngày 18/3 trên mục Pháp luật. 

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 23
Bí mật rùng mình sau thảm án 7 người bị đầu độc: Bê bối chấn động của “ông lớn” nghành dược

Sau khi các nhà điều tra phát hiện ra viên nang Tylenol chứa chất độc Xyanua thì nạn nhân tử vong đã tăng lên con số 7.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Nga (Theo CNN/Patch) ([Tên nguồn])
Bí mật rùng mình sau thảm án 7 người bị đầu độc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN