Bí mật của “yêu râu xanh” đội lốt người đàn ông mẫu mực: Những phiên tòa gây tranh cãi
Bất chấp nhiều bằng chứng chống lại mình, người đàn ông này vẫn không bị kết tội.
Năm 1982, vụ cưỡng hiếp, sát hại cô gái 23 tuổi Robin Lynn Bishop đã trở thành một trong những tội ác khủng khiếp nhất lịch sử California (Mỹ). Khi nghi phạm được xác định, ai nấy đều cảm thấy bất ngờ bởi đó là một người đàn ông được rất nhiều người kính trọng và còn bất ngờ hơn nữa trước những bí mật mà anh ta đã giấu kín trong suốt nhiều năm. |
George Gwaltney nở nụ cười sau khi thẩm phán bác bỏ mọi cáo buộc chống lại mình.
Những phiên tòa gây tranh cãi
Vào ngày 10/12/1982, sau 4 ngày cân nhắc, bồi thẩm đoàn tuyên bố không có bằng chứng trực tiếp nào liên kết George Gwaltney với vụ giết cô gái 23 tuổi Robin Bishop. George lập tức được trả tự do.
Tuy nhiên, phía công tố vẫn tin rằng George có tội. Công tố viên Betty Kennedy sau đó đã yêu cầu tái thẩm lên cấp cao hơn và được chấp thuận.
Vào tháng 2/1983, George Gwaltney ra tòa lần thứ hai, lần này là tại Tòa Thượng thẩm San Bernardino.
Tại đây, công tố viên Betty Kennedy đưa ra nhiều bằng chứng như phiên tòa trước để chống lại George. George cùng các luật sư của mình cũng lại đưa ra những lời bào chữa tương tự.
Betty Kennedy đã đưa ra một số nhân chứng là người phụ nữ từng có quan hệ tình dục với George. Cô nói rằng từng được George nhiều lần đưa đến chính con đường nơi phát hiện thi thể Robin Bishop để quan hệ. Tuy nhiên, thẩm phán không chấp nhận lời khai này như một bằng chứng buộc tội .
Sau 6 tuần xét xử, bồi thẩm đoàn cùng nhau thảo luận. Một lần nữa, phía công tố lại thất vọng. Bồi thẩm đoàn đã không bị thuyết phục về tội của George với tỷ lệ 7 trong số 12 người ủng hộ trắng án. Lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm, George bước ra khỏi phòng xử án.
Các công tố viên vẫn không từ bỏ việc đưa George vào tù vì tội ác của mình. Sau lần sơ thẩm thứ hai, họ kiến nghị với thẩm phán để xét xử lần thứ ba. Tuy nhiên, các luật sư của George đã đệ đơn phản đối, cho rằng không có cơ sở nào để mở phiên tòa lần thứ ba. Họ cho rằng không có bằng chứng mới và phiên tòa thứ ba nếu có diễn ra thì kết quả cũng sẽ như hai lần trước.
Sự vào cuộc của FBI
Vào ngày 21/5/1983, thẩm phán Benjamin Kayashima tuyên bố bác bỏ mọi cáo buộc chống lại George. Khi nghe phán quyết, George nở một nụ cười tự mãn. Bất chấp mọi bằng chứng chống lại mình, George vẫn chiến thắng.
Quyết định này như một đòn giáng đối với cơ quan công tố, nhưng những người bị thiệt hại nặng nề nhất là gia đình của Robin Bishop. Sau khi bản án được tuyên, cha mẹ Robin rời phòng xử trong nước mắt vì cho rằng cái chết của con gái của họ có thể sẽ không có ai phải chịu trách nhiệm.
Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc. Trong khi George bị xét xử, lực lượng FBI đã quan sát kỹ lưỡng bởi vụ giết Robin Bishop là một tội ác liên bang.
Vào tháng 5/1983, FBI mở cuộc điều tra chính thức. Họ biết rằng sẽ gặp khó khăn bởi trong tay vẫn chỉ có những bằng chứng được sử dụng chống lại George trong hai phiên tòa đầu tiên – những bằng chứng không thuyết phục bồi thẩm đoàn. Nhưng họ tin rằng có điều gì đó đã bị bỏ qua. Ở đâu đó trong hồ sơ vụ án, sẽ có bằng chứng cần thiết để làm rõ tội ác.
Kiểm tra hiện trường vụ án và các bức ảnh bằng chứng, FBI cuối cùng đã tìm thấy một chi tiết quan trọng.
(Còn nữa)
--------------------------
Mời độc giả đón đọc kỳ tiếp theo vào lúc 4h00 ngày 9/8 trên mục Pháp luật.
Nguồn: [Link nguồn]
Mặc dù có rất nhiều bằng chứng cho thấy sự liên quan của viên cảnh sát tới vụ sát hại, cưỡng hiếp cô gái trẻ nhưng người đàn ông này cuối cùng vẫn được tuyên trắng...