Bị lừa kích hoạt ứng dụng VNeID, người phụ nữ mất gần 1,5 tỷ đồng

Cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo theo hướng dẫn của “cán bộ công an” để đăng ký định danh điện tử mức 2, người phụ nữ ở quận 1 (TPHCM) bị mất gần 1,5 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.

Ngày 12/3, Công an quận 1 (TPHCM) vừa phát đi thông tin cảnh báo một số đối tượng mạo danh cán bộ Công an phường, gọi điện thoại hướng dẫn cài đặt, kích hoạt ứng dụng VNeID giả mạo để lừa đảo, chiếm đoạt tiền.

Nhận diện thủ đoạn phạm tội

Lúc 10h12 ngày 4/3, chị H.T.K.L. nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0947.xxx nói giọng nữ và tự xưng là Công an phường Đa Kao, quận 1 nói định danh điện tử mức 2 của chị bị sai sót, không đưa lên mạng được.

Chị L. trả lời không có ở phường Đa Kao thì người phụ nữ này nói sẽ gửi hồ sơ về Công an quận 1 tự giải quyết. Khoảng 30 phút sau, chị L. tiếp tục nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0859.696.954 nói giọng đàn ông và tự xưng là Công an quận 1, yêu cầu chị L. lên Công an quận 1 để điều chỉnh hồ sơ định danh cấp 2.

Người dân nên tải ứng dụng VNeID trên App Store đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iPhone để tránh bị lừa đảo. Ảnh chụp màn hình.

Người dân nên tải ứng dụng VNeID trên App Store đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iPhone để tránh bị lừa đảo. Ảnh chụp màn hình.

Người này hướng dẫn chị L. vô app dịch vụ công để khai báo, thông qua đường link: dichvucong.bvgov.com. Do chưa tải app VNelD nên chị L. đã nghe theo và vào đường link trên để tải về máy.

Sau đó, chị L. được hướng dẫn thực hiện nhiều thao tác đến khi màn hình hiển thị đang tải 20% thì bị đứng máy. Lúc này, người đàn ông nói chị L. không được tắt máy mà phải giữ cho sáng màn hình.

Do đến giờ ăn trưa, chị L. yêu cầu tắt máy để đi ăn. Vừa cúp máy cuộc gọi với người đàn ông trên, bạn đồng nghiệp của chị L. nhìn thấy chị tải app định danh điện tử không giống app VNelD của Bộ Công an nên nói xóa ngay.

Khi xóa xong, chị L. vào tài khoản ngân hàng trên điện thoại không được nên gọi lên tổng đài thì biết toàn bộ số tiền (gần 80 triệu đồng) trong tài khoản ngân hàng và thẻ tín dụng của chị đã bị chuyển đến tài khoản khác.

Lúc 9h18 ngày 7/3, chị L.K.Q. đang làm việc tại văn phòng thì nhận được cuộc gọi từ số điện thoại 0947.xxx, tự xưng là cán bộ Công an phường 16 (quận 4) yêu cầu chị đăng ký lại thông tin định danh điện tử mức 2 vì lỗi hệ thống.

Người này đọc đúng họ tên, số Căn cước công dân, nơi cư trú của chị Q. và thông báo chị có thể lên trụ sở công an để đăng ký lại. Tuy nhiên, số lượng người xếp hàng đang rất đông, chờ đợi lâu nên sẽ hướng dẫn chị Q. thực hiện qua điện thoại cho thuận tiện.

Nghe vậy, chị Q. tin tưởng và đồng ý. Sau đó, người này nói với chị Q. rằng, nếu thực hiện trên điện thoại iPhone thì sẽ tiếp tục bị lỗi hệ thống nên yêu cầu chị phải sử dụng điện thoại có hệ điều hành Android (Samsung) để làm lại định danh. Thời điểm này, chị Q. đang sử dụng một điện thoại chính là iPhone và một điện thoại phụ là Samsung.

Sau đó, đối tượng dùng Zalo tên “Thanh Luân” kết bạn với chị Q. và gọi video qua Zalo để hướng dẫn (trong lúc gọi không thấy hình ảnh của đối tượng) vào mục tìm kiếm trên Google tìm link dichvucong.bvgov.com và tải ứng dụng “Cổng dịch vụ công Bộ Công an” về điện thoại.

Tải ứng dụng xong, đối tượng hướng dẫn chị Q. thực hiện các bước để định danh như: Đăng nhập, lấy dấu vân tay… và thông báo dịch vụ này phải đóng phí 12 nghìn đồng. Tiếp đến, đối tượng hướng dẫn chị Q. đăng nhập app của một ngân hàng trên địa thoại Samsung và lấy sim chính từ điện thoại iPhone bỏ qua điện thoại Samsung để trả phí. Đồng thời, “cán bộ công an” này cũng hướng dẫn chị Q. lấy lại mật khẩu app ngân hàng trên điện thoại Samsung.

Liền sau đó, chị Q. nhận tin nhắn từ ngân hàng báo về điện thoại Samsung với nội dung tài khoản của chị bị trừ tiền 3 lần, mỗi lần hơn 499 triệu đồng với tổng số tiền gần 1,5 tỷ đồng.

Người dân cần làm gì để phòng ngừa?

Qua 2 sự việc trên, Công an quận 1 khẳng định không hướng dẫn người dân qua điện thoại, mạng xã hội để kích hoạt ứng dụng VNeID. Tất cả các cuộc gọi điện, liên lạc qua các ứng dụng mạng xã hội như: Facebook, Zalo… yêu cầu, hướng dẫn người dân kích hoạt VNeID đều là giả mạo với mục đích lừa đảo.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân sử dụng điện thoại di động có hệ điều hành Android thì tải ứng dụng VNeID trên CH Play. Ảnh chụp màn hình.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân sử dụng điện thoại di động có hệ điều hành Android thì tải ứng dụng VNeID trên CH Play. Ảnh chụp màn hình.

Theo đó, kẻ gian cung cấp đường link cho người dân tải ứng dụng giả mạo, có giao diện gần giống với ứng dụng thật để kích hoạt tài khoản định danh điện tử. Khi người dân cài đặt xong ứng dụng cũng là lúc đối tượng chiếm quyền kiểm soát điện thoại, đánh cắp toàn bộ thông tin cá nhân có liên quan đến tài khoản ngân hàng của nạn nhân.

Sau đó, kẻ gian thực hiện lệnh chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân đến một tài khoản khác nhằm chiếm đoạt tài sản vì thông qua ứng dụng giả mạo, chúng đã đọc được dữ liệu cá nhân và tin nhắn chứa mã OTP được gửi tới.

Công an quận 1 khuyến cáo người dân chỉ cài đặt ứng dụng VNeID từ nguồn chính thống trên CH Play (đối với hệ điều hành Android), App Store (đối với hệ điều hành iOS cho điện thoại iPhone).

Người dân tuyệt đối không cài đặt ứng dụng VNeID từ các nguồn không chính thống, từ các đường link lạ. Mọi thắc mắc có liên quan về cài đặt ứng dụng VNeID, người dân hãy liên hệ ngay với cảnh sát khu vực hoặc cơ quan công an nơi gần nhất.

Tham gia vào nhóm đầu tư trên mạng, một phụ nữ ở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định bị lừa 1,6 tỉ đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thuận ([Tên nguồn])
Những chiêu trò lừa đảo Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN