Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 1)

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Đại tá Chearles đã có một cuộc sống gia đình hạnh phúc bên vợ và cậu con trai bé nhỏ ở New Jersey cho đến khi cậu con trai bất ngờ bị bắt cóc vào ngày 1/3/1932.

Bi kịch 

Chearles Lindbergh là một trong những phi công trẻ nổi tiếng của nước Mỹ. Năm 25 tuổi, Chearles thực hiện thành công chuyến bay từ Mỹ, xuyên Đại Tây Dương và hạ cánh an toàn tại Paris. Chuyến bay này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cho lịch sử hàng không nước Mỹ. Chearles nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ từ thế giới.

Chearles có một cuộc sống gia đình hạnh phúc bên vợ và cậu con trai bé nhỏ ở New Jersey. Nhưng cuộc sống đó đã thay đổi hoàn toàn khi cậu con trai bé nhỏ biến mất và bị giết dã man vào ngày 1/3/1932.

Sự biến mất của cậu con trai, những phiền phức của giới truyền thông khiến vợ chồng Lingdberg thực sự cảm thấy mệt mỏi. Họ phải chuyển tới sống trong một khu biệt thự tách biệt để tránh sự phiền toái đó.

Hơn tháng sau, xác cậu bé Charles A. Lindbergh Jr được tìm thấy trong một khu rừng gần nhà. Một vết nứt lớn trên đầu cậu bé như bị tác dộng bởi một vật sắc nhọn. Không thể tưởng tượng được điều gì đã xảy ra với cậu bé.

Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 1) - 1

Đại tá Chearles Lindbergh

Gần 24 tiếng đồng hồ tại hiện trường, cảnh sát mới có thể xác định đó chính là xác của Charles A. Lindbergh Jr nhờ sự hỗ trợ của các chuyên viên y tế và cha của cậu bé. Phần còn lại của cơ thể được hỏa tang sau đó. Kết thúc 33 ngày gia đình Lindbergh tìm kiếm và hi vọng.

Trường hợp của gia đình Lindbergh chỉ là một trong số ít những vụ bắt cóc và sát hại con của những người nổi tiếng ở nước Mỹ. Vụ án còn được nhắc mãi bởi sự nổi tiếng của Charles Lindbergh.

Cậu chuyện của gia đình Lindbergh như sự sụp đổ của một hình tượng được ngưỡng mộ của nước Mỹ.  Và cho đến nay, người ta vẫn nhắc đến bị cáo Bruno Richard Hauptmann, một di dân người Đức, được cho là có liên quan đến cái chết của cậu bé Lindbergh.

Năm 1927, Lindbergh 25 tuổi, là người đầu tiên một mình bay qua Đại Tây Dương. Lindbergh được ca ngợi như một anh hùng của nước Mỹ và được phong hàm cấp tá trong Lực lượng không quân Mỹ. Sau chuyến bay đó, Lindbergh bắt đầu sự nghiệp của mình như một chuyên gia tư vấn trong không quân.

Năm 1929, Lindnergh gặp Anne Morrow,  con gái của ngài đại xứ Mexico Dwight Morrow, đám cưới nhanh chóng được diễn ra. Năm 1930, đứa con đầu tiên của họ, cậu bé Charles A. Lindbergh , Jr chào đời.

Hai vợ chồng Lindbergh chưa sẵn sàng cho cuộc sống riêng của mình cùng với cậu con trai bé bỏng khi bị giới báo chí và truyền thông quan tâm quá mức. Lindbergh cùng vợ liên tục bị săn đuổi bởi giới báo chí, họ ít xuất hiện trước công chúng và sống khép kín hơn.

Để tránh bị làm phiền, Lindbergh đã xây một khu nhà trên một khu đồi xa xôi ở New Jersey, gần thị trấn nhỏ Hopewell.

Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 1) - 2

Anne Morrow, vợ đại tá Chearles Lindbergh

Gia đình Lindbergh sống ở một ngôi biệt thự Englewood, New Jersey, ngày cuối tuần, họ thường tới Hopewell để nghỉ ngơi. Như mọi lần, họ sẽ rời Hopewell vào buổi sáng thứ 2. Nhưng hôm đó, cậu con trai nhỏ của họ bị cảm lạnh, cả hai quyết định ở lại Hopewell thêm 1, 2 ngày.

Vào một đêm mưa lạnh ngày 1/3/1932, tại khu vực nông thôn thị trấn Hopewell, New Jersey, Charles A. Lindbergh , Jr , 20 tháng tuổi bị bắt cóc.

8h tối, y tá Betty Gow vào phòng kiểm tra, thấy cậu bé đã ngủ, cô yên tâm rời khỏi phòng. 10h, khi Betty quay lại, cô giật mình hoảng hốt khi không thấy cậu bé trong phòng. 1 tiếng trước đó, vợ chồng Lindbergh đang ngồi trò chuyện trong phòng khách, bất ngờ đại tá Lindbergh nghe thấy tiếng động lạ, người giúp việc giải thích do quả cam trên bàn ăn rơi xuống đất.

Điều tra

10h25, Ollie Whately, người quản gia ở đây gọi điện cho cảnh sát Hopewell, cảnh sát bang New Jersey cũng nhận được cuộc gọi thông báo. Trời tối đen, đại tá Lindbergh tay cầm khẩu súng trường bắt đầu lục soát ngôi nhà.

Hơn tiếng sau đó, đại tá Norman Schwarzkopf cũng đã có mặt tại khu nhà để chỉ huy việc tìm kiếm.  Đại tá Norman Schwarzkopf là một sĩ quan quân đội trong Thế chiến thứ nhất. Ở tuổi 26, Norman đã được bổ nhiệm là người đứng đầu của cảnh sát bang New Jersey.

Lindbergh hoàn toàn đặt niềm tin vào người đồng nghiệp Norman Schwarzkopf trong việc tìm kiếm con trai mình.

Cảnh sát  điều tra khu vực bên ngoài ngôi nhà. Họ tìm thấy nhiều dấu chân trên nền đất ẩm ướt bên dưới cửa sổ. Có thể hung thủ đã dùng thang để tiếp cận với phòng ngủ của cậu bé.

Cảnh sát tìm thấy một chiếc thang cũ bị vứt lại gần một con đường đất nhỏ dẫn tới khu nhà, bên cạnh có vết lốp xe dừng lại.

Thời điểm này, tại khu nhà nơi xảy ra vụ bắt cóc đã có mặt ba đại tá nổi tiếng Lindbergh, Breckinridge, và Schwarzkopf, cùng với luật sư Henry C. Breckinridge, bạn của Lindbergh.

Cảnh sát bắt đầu tiến hành việc thu thập dấu vân tay tại hiền trường.

Chuyện gì đã xảy ra với cậu bé 20 tháng tuổi? Mời các bạn đón đọc Bi kịch của gia đình Đại tá (Kỳ 2)  vào SÁNG SỚM 07/03/2014. 

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo MT (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Bi kịch của gia đình Đại tá Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN