Bắt nhóm điều hành đường dây cho vay lãi nặng qua ứng dụng công nghệ
Ngày 31/10, Công an quận 3, TP HCM cho biết đang tạm giữ hình sự 5 đối tượng trong nhóm cho vay lãi nặng do Đoàn Gia Phú (SN 1992, quê Hà Nội) cầm đầu. Đây là một nhóm cho vay lãi nặng hoạt động hết sức tinh vi, trong đó có việc sử dụng công nghệ để quản lý… con nợ.
Băng nhóm này bị phát hiện bắt nguồn từ buổi kiểm tra hành chính sáng 7/10 tại căn nhà trên đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 2, quận 3. Tại thời điểm kiểm tra, có 5 đối tượng gồm: Phú, Nguyễn Hoàng Đức (SN 1984), Nguyễn Thế Vinh (SN 1990, quê Hưng Yên), Nguyễn Hùng Long (SN 1994), Trần Hải Nam (SN 1991, tạm trú quận 3).
Bên trong căn nhà, Công an quận 3 thu giữ nhiều tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng của nhóm này nên đưa về trụ sở. Qua một thời gian đấu tranh, các đối tượng đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Cuối tháng 8/2020, Phú vào TP HCM thuê căn nhà trên để mở tiệm buôn bán điện thoại. Được một thời gian, Phú bàn với Đức cùng một đối tượng tên Tố (quê Hà Nội) hùn mỗi người 300 triệu để hoạt động cho vay lãi nặng. Do đang làm giám đốc một công ty ở Hà Nội nên Tố chỉ góp vốn chứ không trực tiếp tham gia cho vay. Sau khi có vốn, Phú thuê Vinh, Long, Nam cùng Vũ Xuân Kiên (SN 1988, ngụ Hà Nội) phụ việc.
Nhóm đối tượng sử dụng phần mềm để điều hành đường dây cho vay lãi nặng.
Để hoạt động Phú lên mạng xã hội tạo trang facebook “Tài chính tiêu dùng” quảng cáo việc vay tiền nhanh. Khi khách có nhu cầu sẽ liên hệ trực tiếp qua số điện thoại của Vinh để được tư vấn. Khi khách vay đồng ý, Vinh đăng thông tin người vay vào nhóm, từ thông tin này Phú điều Long, Nam, hoặc Kiên đến gặp trực tiếp “khách hàng”.
Để xác định có đủ khả năng trả tiền vốn lẫn lãi cho chúng hay không, khi tiếp xúc với “khách hàng”, nhóm này dò xét xem “khách hàng” sử dụng điện thoại gì rồi mới đồng ý số tiền cho vay. Hợp đồng vay tiền được “hóa phép” thành hợp đồng mua bán và cho thuê điện thoại. Sau khi 2 bên ký hợp đồng, các đối tượng chụp lại hợp đồng, CMND, CCCD và ảnh của người vay. Một điều quan trọng hơn, muốn vay tiền của nhóm này, “khách hàng” phải đăng xuất "icloud" (dịch vụ lưu trữ trực tuyến của Apple để sao lưu, đồng bộ hình ảnh, video, danh bạ,... giữa các thiết bị như iPhone, iPad, Macbook hoặc máy tính Windows.
Ngoài ra, icloud còn giúp định vị iPhone, iPad, khóa thiết bị khi bị mất cắp, xóa dữ liệu trên thiết bị từ xa) và để chúng cài đặt lại icloud mới. Khi các thủ tục này hoàn tất, các đối tượng mới cho vay. Số tiền cho vay dao động từ 4-14 triệu đồng/ khách hàng, lãi suất từ 20% trở lên.
Với hình thức cho vay trả góp hàng kỳ, cứ 5 ngày phải trả lãi một lần, tiền được chuyển khoản chứ không nhận tiền mặt. Khi “khách hàng” không đóng hoặc đóng trễ thì các đối tượng sẽ khóa icloud điện thoại của khách hàng lại, khi khách hàng đóng đủ thì chúng mở lại icloud cho khách hàng. Nếu khách hàng chây ì, chúng mới trực tiếp đến nhà đòi nợ.
Khác với những nhóm cho vay nặng lãi khác, hợp đồng, sổ sách, sổ ghi nợ được chép tay thì Phú hoạt động bài bản hơn bằng việc sử dụng phần mềm tin học để quản lý. Thông tin của từng nhóm người vay được cập nhật liên tục trong ngày (mã khách hàng, tên khách hàng, ngày giao tiền cho khách, thời gian vay, đã đóng chưa đóng, chậm ngày thanh toán…).
Tại thời điểm kiểm tra, Công an quận 3 kiểm tra phần mềm quản lý của băng nhóm cho vay nặng lãi này phát hiện có 78 người đang vay với số tiền gần 500 triệu đồng, các đối tượng đã thu số tiền lời về gần 260 triệu đồng. Trong phần mềm còn lưu trữ 124 người vay số tiền hơn 700 triệu đồng đã trả nợ xong với mức thu cả gốc lẫn lãi hơn 900 triệu đồng.
Qua điều tra chỉ sau vài tháng hoạt động nhóm này đã thu lợi gần 500 triệu đồng chia đều cho 3 đối tượng chủ chốt, sau lần chi này, Tố đã rút vốn khỏi nhóm. Các đối tượng còn lại được Phú trả công từ 5-8 triệu đồng/tháng và mỗi ngày cho thêm các đối tượng này khoảng 100 ngàn đồng tiền xăng xe.
Nguồn: [Link nguồn]
Qua điều tra, Giang khai nhận vào TP.HCM rồi hành nghề cho vay nặng lãi với hàng trăm khách hàng. Nếu khách hàng không trả đúng...