Bản án nào cho 2 nghi phạm sát hại nữ sinh Học viện Ngân hàng?

Theo luật sư, 2 nghi phạm sát hại nữ sinh Học viện Ngân hàng đều là những đối tượng nghiện đã dấy lên hồi chuông cảnh báo trong công tác quản lý người nghiện. Với hành vi dã man như vậy, 2 nghi phạm này có thể bị truy tố về 4 tội danh.

Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP.Hà Nội.

Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP.Hà Nội.

Liên quan đến vụ nữ sinh Học viện Ngân hàng bị sát hại, ngày 28/10, trao đổi với PV, luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư TP.Hà Nội cho biết, căn cứ lời khai của các nghi phạm tại cơ quan công an, luật sư cho rằng hành vi đẩy nữ sinh T.T.H (SN 2002, trú xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP.Hà Nội) xuống sông để cướp xe đạp điện và điện thoại khiến nạn nhân tử vong của Nguyễn Xuân Trung (SN 1985, trú xã Văn Phú) là hết sức tàn nhẫn, mất tính người.

Số tiền bán tài sản cướp được sau đó chia cho Nguyễn Văn Quân (SN 1983, trú xã Quất Động, cùng huyện Thường Tín) nên đối tượng này cũng có trách nhiệm liên quan khi đã bàn bạc, thống nhất để Trung gây án. Hành vi của Trung và Quân cấu thành tội "Cướp tài sản" và "Giết người".

Theo Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015, tội "Giết người" theo quy định tại điều 123 có khung hình phạt cao nhất là tử hình. Với tội "Cướp tài sản" theo điều 168, hình phạt cao nhất của tội danh này có thể áp dụng là tù chung thân.

"Thông thường với hành vi đặc biệt nghiêm trọng như Giết người và Cướp tài sản, đối tượng chủ mưu, cầm đầu có thể bị tuyên án tử hình, trong trường hợp này là Trung. Đối tượng giúp sức hoặc có tình tiết giảm nhẹ thì may ra mới có cơ hội thoát án tử hình trong những vụ án như thế này", luật sư Cường cho hay.

Theo luật sư Cường, ngoài 2 tội danh nêu trên, cơ quan điều tra sẽ làm rõ giá trị tài sản là 2 bộ cốp pha mà các đối tượng này vừa trộm cắp được. Trong trường hợp có căn cứ cho thấy giá trị của tài sản trộm cắp từ 2 triệu đồng trở lên thì 2 đối tượng này sẽ bị xử lý thêm về tội "Trộm cắp tài sản" theo quy định tại Điều 173 BLHS năm 2015.

Ngoài ra, trong quá trình khám xét người và khám xét nhà Trung và Quân, cơ quan công an nếu thu giữ được ma túy thì có thể xử lý thêm các đối tượng này về tội "Tàng trữ trái phép chất ma túy". Như vậy, quá trình điều tra, có căn cứ xử lý tội danh nào thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ và áp dụng quy trình tố tụng với tội danh đó.

"Các đối tượng này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về 4 tội danh và hình phạt rất nghiêm khắc", luật sư Cường nói.

Luật sư Cường cho rằng, 2 nghi phạm đều nghiện ngập đã dấy lên hồi chuông cảnh báo trong công tác quản lý người nghiện. Vấn đề xã hội cần đặt ra là quản lý người nghiện ra sao để đảm bảo an toàn cho cộng đồng.

Với chính sách những năm gần đây, người nghiện được coi là người bệnh và nghiêm cấm việc kỳ thị, đối xử bất bình đẳng. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy nhiều đối tượng nghiện đã gây ra những thảm án, vì cơn nghiện mà sẵn sàng xuống tay với cả bố mẹ. Thực trạng này khiến những người sống gần với người nghiện lúc nào cũng nơm nớp lo âu.

"Bởi vậy, cần tăng cường công tác quản lý với những đối tượng nghiện ma túy, đặc biệt là những đối tượng nghiện đang sống trong cộng đồng xã hội. Những đối tượng nghiện ma túy lười lao động, thường xuyên trộm cắp tài sản thì chính quyền địa phương, cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải có những giải pháp để quản lý, bắt giữ đối tượng này. Tránh trường hợp tội ác xảy ra", luật sư Cường nhận định.

Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tâm lý tội phạm.

Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tâm lý tội phạm.

Đồng quan điểm với luật sư Cường, Trung tá Đào Trung Hiếu, chuyên gia tâm lý tội phạm cho hay trước đây, hành vi "Sử dụng trái phép chất ma tuý" bị xử lý hình sự theo Điều 199 BLHS năm 1985. Xử lý hình sự với hành vi này có tác dụng răn đe tốt.

Từ năm 2009, BLHS mới đã bỏ tội này. Từ đó, người nghiện được coi là người bệnh. Những biện pháp quản lý người nghiện, xử lý vi phạm... đều có những bất cập, hạn chế.

"Kết quả là cộng đồng đang sống trong nỗi lo âu, người nghiện được coi là người bệnh đã, đang và sẽ tiếp tục gây ra những hậu quả, thiệt hại nặng nề cho xã hội. Cần phải có một cơ chế quản lý hiệu quả, mang tính răn đe, trừng trị, giáo dục", Trung tá Hiếu nhận định.

Đồng thời, Trung tá Hiếu cũng cho rằng việc tái hình sự hoá hành vi "Sử dụng trái phép chất ma túy" là cần thiết.

Nguyễn Xuân Trung và Nguyễn Văn Quân tại trụ sở công an.

Nguyễn Xuân Trung và Nguyễn Văn Quân tại trụ sở công an.

Trước đó, khoảng 18h tối 23/10, sau khi cùng Quân đi trộm 2 cốp pha công trình rồi đem đi tiêu thụ thì thấy em H đi xe đạp điện, đứng nghe điện thoại ở ven bờ đê Sông Nhuệ. Lúc này, Trung bàn với Quân cướp tài sản của H. 

Sau khi thống nhất với Quân, Trung trực tiếp sát hại nữ sinh H bằng cách đẩy, dìm nạn nhân xuống sông rồi lên bờ lấy điện thoại, xe đạp điện mang đi tẩu tán. Số tiền bán điện thoại và xe đạp điện, Trung chia cho Quân một phần.

Đến ngày 27/10, Trung bị bắt giữ và được lực lượng công an áp giải đến hiện trường vụ án để phục vụ công tác tìm kiếm thi thể em H.

Trưa 27/10, thi thể em H được phát hiện cách hiện trường khoảng hơn 3km trong tình trạng mắc kẹt trong đống bèo ven Sông Nhuệ.

Đến tối cùng ngày, Nguyễn Văn Quân bị lực lượng công an phát hiện và bắt giữ.

Bước sa ngã của nghi phạm sát hại nữ sinh Học viện Ngân hàng

Tại cơ quan công an, Trung đã khai nhận về mối quan hệ với đồng phạm và nói về cuộc sống sa ngã vì nghiện ngập của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Sơn ([Tên nguồn])
Nữ sinh Học viện ngân hàng bị sát hại Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN