7 năm truy tìm kẻ đánh bom sân vận động Olympic (Kỳ 2)

Khi quá trình điều tra vẫn chưa có kết quả, có thông tin cho rằng nghi phạm chính là người đầu tiên phát hiện ra chiếc ba lô xanh chứa bom.

Mọi nỗ lực của Alanta tập trung vào việc cứu thương. Có tới 111 người bị thương nặng, rất nhiều người chết.

Ngay sau vụ đánh bom, Richard Jewell trở nên nổi tiếng. Richard là người đầu tiên phát hiện ra điều bất thường và cảnh báo với nhiều người khác. Cảnh báo của Richard đã cứu rất nhiều người. Một số đài truyền hình và các báo tìm đến phỏng vấn Richard. Trước đây, Richard đã từng làm việc tại phòng cảnh sát Bắc Georgia. Sau vụ này, người ta nghĩ con đường sự nghiệp của Richard sẽ sáng lạng hơn.

Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau đó, tờ The Atlanta đã có bài viết trái ngược hoàn toàn, họ đưa ra khả năng Richard chính là người đã đặt bom.

Các chuyên viên điều tra của FBI đã thẩm vấn Richard, nhiều câu hỏi liên quan được đặt ra. Richard yêu cầu luật sư riêng cho mình. Anh cho rằng mình đang bị xúc phạm và khẳng định mình vô tội. Những nghi ngờ xung quanh Richard hoàn toàn không có căn cứ.

Ngày 31/7/1996, nhân viên FBI đã tới căn hộ của Richard để tìm thêm manh mối. Rất đông các phóng viên và nhà báo cũng có mặt. Tuy nhiên, không có bất cứ manh mối nào được tìm thấy.

Tháng 8/1966, hai nạn nhân vụ đánh bom là Lorenzo Espinosa và Nancy Davis đã nộp đơn kiện Richard. Espinosa cũng kiện công ty ATT, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh và Ủy ban tổ chức thế vận hội Olympics. Mọi chuyện dường như không được thuận lợi cho Richard.

Ngày 20/8, chuyên viên FBI đã nghỉ hưu Rackleff Dick được mời vào đội điều tra. Rackleff Dick đưa ra nhận định Richard đã nói dối những chuyện liên quan đến vụ đánh bom. Một vài ngày sau đó, mẹ Richard, bà Barbara đã xuất hiện trên truyền hình. Barbara khóc lóc đề nghị Tổng thống Bill Clinton đứng ra minh oan cho con trai mình. Tuy nhiên, bà Janet Reno, Bộ trưởng bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã từ chối yêu cầu của Barbara.

Sau một thời gian điều tra, ngày 23/10, thẩm phán Owen Forrester của Tòa án tối cao tuyên bố Richard không liên quan đến vụ đánh bom. Tới ngày 26/10, Richard được thông báo mình không liên quan đến bất kì cuộc điều tra nào về vụ đánh bom.

Tháng 11/1996, đơn kiện của Espinosa và Davis chống lại Richard bị bác bỏ. Richard vẫn là một anh hùng trong vụ đánh bom đó sau nhiều ngày tháng bị nghi ngờ.

Richard xuất hiện trở lại tại một cuộc họp báo trên truyền hình. Richard khẳng định: “Tôi không phải kẻ ném bom tại thế vận hội. Tôi đã sống 88 ngày đen tối vì bị nghi ngờ là hung thủ.” Richard cũng khẳng định mình không muốn nổi tiếng sau vụ đánh bom tàn khốc đó.

Tháng 8/1997, Bộ trưởng Bộ tư pháp Reno đã công khai xin lỗi Richard. Trong vụ này, giới báo chí đã “manh động” đưa thông tin Richard là nghi phạm khi cuộc điều tra chưa được tiến hành. Bà Reno nói: “Tôi biết những lời xin lỗi hiện tại không đủ để bù đắp những gì Richard đã trải qua trong thời gian qua.”

Tháng 10/1997, Richard được phân công công tác tại sở cảnh sát Luthersville, Georgia, một thị trấn nhỏ về phía Nam Atlanta.  Tháng 5/1998, Richard lại được nhiều người biết tới khi cứu một em nhỏ thoát khỏi bạo hành của chính cha mẹ.

Tờ The Atlanta bị kiện vì đã đưa tin Richard là nghi phạm trong vụ đánh bom khi chưa có kết quả điều tra. Một số tờ báo và các đài truyền hình cũng bị cáo buộc có liên quan.

Luật sư của Richard đã đệ đơn kiện lên tòa án Georgia. Tòa án Georgia tuyên bố các tờ báo không có trách nhiệm trong vụ này. Richard đã yêu cầu tòa án tối cao Hoa Kỳ xem xét lại đơn kiện. Việc điều tra vụ đánh bom tạm thời lắng xuống.

Ở Atlanta, việc biểu tình chống nạo phá thai rất được quan tâm.  Người dân ở đây lịch liệt phản đối các trung tâm nạo phá thai hoạt động. Thậm chí các trung tâm phòng khám còn bị đánh bom. 

Năm 1984, hai qua bom đã phát nổ tại một phòng khám tại Atlanta. May mắn khi quả bom phát nổ vào ban đêm, không có ai ở lại phòng khám.

9h sáng ngày 16/1/1997, một quả bom phát nổ tại trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản ở Sandy Springs, vùng ngoại ô lớn nhất phía Bắc Atlanta. Quả bom được đặt ở cổng sau trung tâm. Nó phá hủy gần như toàn bộ trung tâm nhưng may mắn không có ai bị thương.

Quả bom thứ hai phát nổ trong bãi để xe lúc 10h37. Quả bom này nhằm vào sở cảnh sát gần đó. Có 7 nhân viên cảnh sát bị thương, thêm một vài nhân viên làm việc trong tòa nhà gần đó.

Hai vụ đánh bom này có liên quan đến vụ đánh bom năm 1996? Mời đón đọc 7 năm truy tìm kẻ đánh bom sân vận động Olympic (Kỳ 3) vào SÁNG SỚM ngày 19/9/2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thúy Trần (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
7 năm truy tìm kẻ đánh bom sân vận động Olympic Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN