7 năm kêu oan cho anh trai và kỳ án cướp đò sông Ka Long: Có hay không nhóm cướp khác?

Một ngày cuối năm 2012, Thạc sĩ luật Bùi Văn Khương bàng hoàng nhận tin dữ từ cuộc điện thoại một người quen của anh Giáp: “Anh Giáp bị Công an TP.Móng Cái bắt, anh ấy nhắn em ra ngay để giải quyết”.

Họ hàng và những người thân quen đến thăm hỏi mỗi khi nghe tin anh Giáp chuẩn bị hầu tòa.

Họ hàng và những người thân quen đến thăm hỏi mỗi khi nghe tin anh Giáp chuẩn bị hầu tòa.

Sóng gió ập tới sau ngày nghe tin dữ

Nhấp một ngụm cà phê đắng, Thạc sĩ luật Bùi Văn Khương (SN 1988, trú xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, TP.Hà Nội) tiếp tục kể về câu chuyện đời mình cùng người anh trai Bùi Mạnh Giáp (SN 1983, cùng trú xã Tam Đồng). Có lẽ, cuộc đời này vô thường nên những chuyện bất ngờ luôn luôn xảy đến. Chỉ khi bước đến một ngã rẽ quyết định trong đời, tiếp tục tiến lên phía trước thì họ mới biết điều gì đang chờ đợi mình.

Năm 2011, khi đang có một vị trí tốt tại một công ty ở khu công nghiệp Quang Minh (huyện Mê Linh), anh Bùi Mạnh Giáp bất ngờ nộp đơn xin thôi việc và ra TP.Móng Cái tìm kiếm cơ hội, trở thành người cai thầu của một nhóm cửu vạn hoạt động gần khu vực sông Ka Long, biên giới Việt - Trung. Bước ngoặt này của anh Giáp khiến không chỉ gia đình mà những người từng quen, từng tiếp xúc với anh Giáp đều hết sức khó hiểu.

Khoảng 19h tối 18/12/2012, một người quen của anh Giáp tại TP.Móng Cái đã gọi điện thoại đến Thạc sĩ Khương: “Anh Giáp bị Công an TP.Móng Cái bắt, anh ấy nhắn em ra ngay để giải quyết”. Nhận được tin dữ, anh Khương bàng hoàng, không thể định hình chuyện gì đang xảy ra.

“Nhận được cuộc điện thoại, lòng tôi ngổn ngang biết bao suy nghĩ, chẳng thể hiểu nổi anh Giáp đã làm gì mà để công an bắt. Ngay sau khi nhận được tin báo, tôi đã bắt xe khách từ Hà Nội ra TP.Móng Cái trong đêm để tìm hiểu sự việc”, anh Khương kể.

Bước chân xuống bến xe, anh Khương đến ngay khu trọ của anh Giáp. Tại đây, anh biết đại khái được anh Giáp bị lực lượng công an bắt giữ cùng một nhóm cửu vạn liên quan đến một vụ cướp đò tại bờ sông Ka Long từ những người hàng xóm. Họ vẫn nói rằng anh Giáp và nhóm cửu vạn bị bắt oan.

Cũng từ đây, anh Khương đã bắt đầu hành trình ròng rã 7 năm cùng các nhà báo, luật sư bôn ba hơn 10 tỉnh thành trên khắp cả nước để tìm những bằng chứng chứng minh anh Giáp vô tội.

Chứng cứ đầu tiên trong hành trình minh oan

Thạc sĩ Bùi Văn Khương quay, chụp hiện trường vụ án từ bờ sông Ka Long, biên giới bên TP.Đông Hưng, Trung Quốc.

Thạc sĩ Bùi Văn Khương quay, chụp hiện trường vụ án từ bờ sông Ka Long, biên giới bên TP.Đông Hưng, Trung Quốc.

Theo Bút lục 273 của TAND TP.Móng Cái, Nguyễn Quốc Cường khai nhận trong thời gian xử xong sơ thẩm ở Móng Cái, Cường được chuyển đến trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh. Quãng thời gian này, Cường ở cùng với 1 nhóm 3 người tên Linh, Hải và Trung. 3 người này kể ra họ chính là thủ phạm vụ cướp đò sông Ka Long. Sau khi thực hiện vụ cướp, cả 3 đọc báo mạng, thấy được nhóm Cường đã nhận tội nên Linh, Hải và Trung đã không khai nhận thêm phi vụ cướp đò trên sông Ka Long tối 15, rạng sáng 16/12/2012.

Một lần nữa, trong phiên tòa phúc thẩm lần 1 ngày 15/4/2016 tại TAND tỉnh Quảng Ninh, nhân chứng Nguyễn Quốc Cường tiếp tục có lời khai: “Sau khi xét xử sơ thẩm tại Móng Cái tôi được chuyển về Trại tạm giam Công an tỉnh Quảng Ninh, tôi ở cùng anh Linh quê ở Thủy Nguyên – Hải Phòng, anh ấy bảo anh ấy biết rõ vụ cướp xảy ra, anh ấy là người cướp vụ đó, hiện tại anh ấy đang cải tạo tại Trại giam Quảng Ninh, trước đó tôi ở cùng anh Trung và anh Hải cũng thực hiện vụ cướp đó, vụ cướp đó có tất cả 7 người, sau đó tôi có khai với điều tra viên Nguyễn Trung Dũng nhưng tại phiên sơ thẩm không ai nói đến việc đó” (Bút lục số 623- trang 9 Biên bản phiên tòa).

Căn cứ vào lời khai này, anh Khương và các luật sư đã quyết định mở hướng xác minh, điều tra về nhóm cướp mà nhân chứng Cường đã khai báo. Để tìm hiểu về nhóm cướp này, anh Khương đã lên mạng để tìm hiểu thông tin về nhóm cướp rượu Chivas ở Móng Cái. Khi gõ vào google để tìm kiếm, không quá khó khăn, anh Khương tìm được thông tin cá nhân, hình ảnh về nhóm cướp của Đào Văn Linh, Nguyễn Văn Tiền, Lê Thế Hải … trong vụ cướp rượu Chivas năm 2013.

Quá trình nghiên cứu vụ án cướp rượu Chivas, so sánh với vụ án cướp đò sông Ka Long, anh Khương nhận thấy có khả năng một nhóm cướp khác đã gây ra vụ việc là rất lớn, đây là bằng chứng rất quan trọng trong hành trình kêu oan cho anh trai Bùi Mạnh Giáp.

----------------------------------

Để có thể đấu tranh với nhóm cướp rượu Chivas năm 2013, Thạc sĩ Bùi Văn Khương và các luật sư đã bôn ba đi các trại giam ở Quảng Ninh, Nghệ An để gặp các đối tượng bị bắt giữ trong vụ việc. Quá trình đấu tranh, Đào Văn Linh, một trong các đối tượng cướp rượu Chivas tỏ ra cứng đầu, dày dặn kinh nghiệm đấu tranh với điều tra viên, luật sư nên chỉ khai nhỏ giọt, gây khó khăn trong việc làm sáng tỏ vụ án.

Mời quý vị đón đọc kỳ tiếp theo 7 năm kêu oan cho anh trai và kỳ án cướp đò sông Ka Long: Bằng chứng ngoại phạm từ lời khai của nhóm cướp rượu vào 19h ngày 25/1/2020 trên mục Pháp luật.

“Kỳ án” cướp đò sông Ka Long và kỷ lục bị cáo 4 lần hầu tòa, 3 lần bị bắt tạm giam

Dù bị TAND TP.Móng Cái tuyên án 7 năm tù cho tội danh Cướp tài sản nhưng bị cáo Bùi Mạnh Giáp vẫn một mực kêu oan suốt...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đức Sơn ([Tên nguồn])
Tin pháp luật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN