Vùi một củ tỏi vào thùng gạo, hiệu quả bất ngờ

Sự kiện: Mẹo hay - dễ làm

Vùi tỏi vào thùng gạo là một mẹo dân gian đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích bất ngờ mà không phải ai cũng biết.

Vùi tỏi vào thùng gạo giúp ngăn ngừa mọt gạo hiệu quả

Bảo quản gạo không đúng cách sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, mối mọt sinh sôi, phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị. Ảnh minh họa

Bảo quản gạo không đúng cách sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, mối mọt sinh sôi, phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị. Ảnh minh họa

Tỏi có mùi hăng nồng đặc trưng, chính là "kẻ thù" số 1 của các loài côn trùng, đặc biệt là mọt gạo . Khi bạn đặt vài tép tỏi khô vào thùng gạo, mùi hương này sẽ lan tỏa khắp không gian, khiến mọt gạo sợ hãi và không dám bén mảng đến gần. Nhờ vậy, gạo của bạn sẽ được bảo quản an toàn và tránh khỏi tình trạng bị mọt tấn công, gây hư hỏng.

Giữ gạo thơm ngon lâu hơn

Ngoài tác dụng đuổi mọt, tỏi còn giúp khử mùi hôi và giữ cho gạo luôn thơm ngon. Mùi hương tự nhiên của tỏi sẽ giúp át đi những mùi khó chịu khác trong thùng gạo, đồng thời tạo nên cảm giác dễ chịu khi bạn nấu nướng.

Khử trùng, kháng khuẩn cho gạo

Tỏi được biết đến với đặc tính kháng khuẩn và khử trùng cao. Khi đặt tỏi vào thùng gạo, các hoạt chất trong tỏi sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân gây hại khác, góp phần bảo vệ sức khỏe cho gia đình bạn.

Cách sử dụng tỏi để bảo quản gạo

Mọt là loại rất nhạy cảm với mùi. Chúng không thích mùi hăng nồng của tỏi. Bạn chỉ cần vùi một vài củ tỏi vào trong thùng gạo là có thể xua đuổi được mọt. Ảnh minh họa

Mọt là loại rất nhạy cảm với mùi. Chúng không thích mùi hăng nồng của tỏi. Bạn chỉ cần vùi một vài củ tỏi vào trong thùng gạo là có thể xua đuổi được mọt. Ảnh minh họa

Chọn tỏi: Nên chọn những củ tỏi tươi, mọng nước, có vỏ bóng và không bị dập nát.

Sơ chế tỏi: Bóc vỏ tỏi, để nguyên tép hoặc cắt đôi tùy thích.

Bảo quản: Cho tỏi vào thùng gạo, đặt ở vị trí thoáng mát, khô ráo. Nên thay tỏi mới sau mỗi 2-3 tháng để đảm bảo hiệu quả.

Lưu ý:

Không nên sử dụng tỏi đã mọc mầm hoặc bị thối rữa để bảo quản gạo.

Tránh đặt tỏi quá gần gạo vì có thể làm ảnh hưởng đến hương vị của gạo.

Kết hợp vùi tỏi với các biện pháp bảo quản khác như vệ sinh thùng gạo định kỳ, phơi gạo trước khi sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số mẹo đuổi mọt gạo đơn giản, hiệu quả mà bạn có thể áp dụng.

Mẹo đuổi mọt gạo đơn giản, hiệu quả

Cho hạt tiêu vào chung với gạo

Nếu là hạt tiêu quá nhỏ thì bạn nên cho hạt tiêu vào một chiếc túi lưới nhỏ để tiêu không bị lẫn vào gạo.

Việc cho tiêu vào gạo cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa các loài mọt mối đáng ghét bò vào làm nơi cư trú. Vì mùi của tiêu rất cay và nồng, với côn trung nhỏ như chúng thì sẽ chịu không nổi mùi này. Ngoài ra, mùi thơm của tiêu cũng sẽ ngấm vào gạo, biến mỗi cơm hằng ngày của bạn thành một hương vị đặc trưng khó quên mà chỉ có gia đình bạn mới có.

Bảo quản gạo trong túi kín

Khi đi mua gạo, bạn nên mang theo những vật dụng để đựng gạo có kích thước vừa với số lượng gạo dự định mua. Trước hết, bạn hãy kiểm tra kỹ xem gạo có dinh mọt không. Nếu không mọt, bạn có thể đựng số lượng gạo đã mua và bảo quản gạo trong túi ni lông kín, khô vì độ ẩm có thể tạo điều kiện cho mối mọt sinh sôi, phát triển.

Còn nếu gạo đã lỡ bị mối mọt tấn công, đừng vội vứt đi tránh lãng phí. Trong trường hợp này bạn chỉ cần cho gạo vào ngăn đông, cho côn trùng bị đông lại, rồi đem ra vo gạo nấu cơm như thường. Khi cho nước vào, côn trùng đã chết sẽ bị nổi lên, nhờ vậy chỉ sau vài nước đầu vo gạo bạn đã có thể tống sạch đám côn trùng ra ngoài.

Bảo quản gạo bằng ớt

Ớt là thực phẩm không chỉ được dùng để tăng thêm vị ngon cho các bữa ăn mà còn có tác dụng đuổi mối mọt trong gạo. Mùi cay nồng của ớt sẽ khiến mọt khó chịu mà bỏ đi.

Bạn cắt đôi quả ớt, moi bỏ hạt cho vào thùng gạo.

Bạn cắt đôi quả ớt, moi bỏ hạt cho vào thùng gạo.

Bảo quản gạo bằng chai nhựa

- Đối với những bạn không thích mùi tỏi thì có thể dùng chai nhựa sạch rồi cho gạo vào. Tuy nhiên, bạn nên nhớ chai nhựa phải khô hoàn toàn. Nếu có nước đọng bên trong thì gạo sẽ bị ẩm mốc càng gây hại hơn nhé.

- Sau khi đổ gạo đầy chai thì bạn vặn nắp chai thật chặt và mang chai đặt nơi khô ráo là được.

Dùng muối

Vùi một củ tỏi vào thùng gạo, hiệu quả bất ngờ - 4

Hãy rắc một chút muối vào thùng gạo, khi ăn gạo, nuốt phải muối mặn, mọt sẽ sợ và cũng sẽ bỏ đi. Tuy nhiên không nên rắc nhiều muối vì có thể khiến gạo mặn, lại làm cho gạo dễ bị ẩm.

Bảo quản gạo trong tủ lạnh

Nhiệt độ tủ lạnh là điều kiện lí tưởng để bảo quản gạo. Hãy để gạo trong tủ lạnh khoảng 4-5 ngày trước khi cho vào thùng đựng gạo. Quá trình này sẽ tiêu diệt và ngăn chặn trứng mối mọt sinh sôi phát triển.

Mẹo bảo quản gạo để ngăn chặn được mối mọt. Ảnh: Lê Thư

Mẹo bảo quản gạo để ngăn chặn được mối mọt. Ảnh: Lê Thư

Tiến sĩ Tần Vũ, ĐH Bách Khoa Hà Nội đã thử nghiệm cất trứng không rửa vào tủ lạnh và trứng rửa baking soda với vôi bột, kết quả sau hai tháng trứng không rửa bị hỏng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phương Nghi (t/h) ([Tên nguồn])
Mẹo hay - dễ làm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN