Vì sao thịt bò thường treo lên cao còn thịt lợn lại đặt trên bàn?
Đều là loại thịt phổ biến trong bữa ăn hằng ngày nhưng cách bày bán đối với thịt lợn và thịt bò ở các chợ dân sinh lại có sự khác biệt. Tại sao lại như vậy?
Theo Sohu, dưới đây là những lý do khiến người bán thường để thịt lợn trên mặt bàn, còn thịt bò thì được treo lên cao.
- Thịt lợn bán nhiều và nhanh hơn thịt bò
Ai cũng biết thịt bò đắt hơn thịt lợn, là loại thịt cao cấp hơn, cách chế biến cũng không đa dạng bằng, cho nên ít người mua ăn thịt bò hằng ngày. Còn thịt lợn giá rẻ hơn, lại dễ chế biến thành nhiều món ngon khác nhau nên lượng khách mua thịt lợn luôn nhiều hơn bò.
Ảnh minh họa.
Nhu cầu của khách hàng lớn nên việc treo thịt lợn sẽ bất tiện, vừa thiếu chỗ để treo vừa rất mất thời gian để cắt thịt cho khách. Do đó, người bán thường bày thịt lợn trên mặt bàn để cắt bán cho thuận tiện.
Trong khi thịt bò thường là các tảng lớn, treo lên để tiết kiệm không gian, dễ dàng cắt, xẻ, loại bỏ gân cơ thừa hoặc róc xương.
- Thịt bò treo lên trông hấp dẫn, dễ bảo quản hơn
Thịt bò có phần thịt nạc, cơ gân đỏ đậm, kết cấu chắc chắn, khi treo lên trông rất bắt mắt. Trong khi thịt lợn nhiều phần mỡ nếu treo lên sẽ kém hấp dẫn.
Ảnh minh họa.
Bên cạnh đó, môi trường ở chợ thường ẩm ướt, nhiều vi khuẩn nên nếu không bảo quản cẩn thận, thực phẩm nhanh hư hỏng hơn. Theo nhiều nghiên cứu, treo thịt bò lên cao, tránh nước, chất bẩn có thể tươi lâu hơn các thực phẩm khác bởi nhu cầu tiêu thụ chậm.
- “Ngầm khẳng định” thịt bò tươi ngon, không bơm nước
Một số thương lái vì lợi nhuận đã bơm nước vào thịt bò nhằm tăng trọng lượng. Vì thế, người bán treo thịt bò lên cũng là để khẳng định chất lượng tươi ngon của món hàng mình bán. Nhìn thấy miếng thịt bò không có hiện tượng rỉ nước, khách biết đó là thịt còn tươi, không bị tiêm nước.
Bên cạnh đó, nhiều người còn cho rằng treo thịt bò sẽ khiến các sợi cơ mềm và đàn hồi hơn. Miếng thịt sau khi chế biến cũng mềm, dễ nhai hơn.
- Dễ phân biệt các phần thịt bò
Thịt bò có nhiều phần với giá cả cũng khác nhau, vì thế việc treo các phần thịt bò riêng biệt hoặc cả đùi bò lên cũng giúp người mua dễ lựa chọn; người bán cũng tạo được sự tin tưởng khi cắt đúng những phần thịt khách muốn, không có sự nhập nhèm.
Mẹo chọn thịt bò tươi ngon - Mùi vị của thịt bò tùy thuộc vào từng phần khác nhau Thịt bò được chia thành nhiều loại khác nhau. Chắc hẳn nhiều người đã nghe đến ức bò, sườn chữ T, thăn bò, bắp bò,…. Cách phân loại thịt bò tỉ mỉ hơn các loại thịt khác, chủ yếu là do các bộ phận khác nhau của thịt bò có sự khác biệt lớn về mùi vị và kết cấu nên cần phân loại chi tiết. Ví dụ như thịt gân bò: Nếu muốn làm món bò sốt vang và bò kho thì phần thích hợp nhất là thịt gân bò. Gân bò là phần thịt ở chân, phần thịt này có nhiều cơ và gân. Hàm lượng chất béo cũng ít hơn các phần khác, nên khi chế biến sẽ không bị ngấy và ngấm mỡ. Vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng, khi mua cần chú ý chọn đúng loại thịt thì chế biến mới ngon và tròn vị. - Cảm nhận độ nhớt của thịt bò Trong quá trình chọn thịt bò, hãy chạm vào miếng thịt. Nếu là thịt bò tươi, thịt sẽ không dính vào tay vì trên các thớ thịt đều có một lớp màng khô. Nếu có cảm giác dính tay trong quá trình chạm, bạn không nên chọn miếng thịt bò đó. - Hãy thử sự đàn hồi của thịt bò Bước cuối cùng khi chọn thịt bò là thử sự đàn hồi của miếng thịt. Thịt bò tươi thì khi bạn ấn vào miếng thịt, thịt sẽ không bị lõm. Nhưng thịt bò đã cấp đông hoặc thịt bò hỏng thì sẽ không được như thế. Ngoài ra, bạn cần lưu ý một số mẹo khi chế biến thịt bò. Để thái những miếng thịt mỏng mà lại không bị nát, bạn nên gói thịt lại, cho vào ngăn đá tủ lạnh đến khi thịt hơi cứng lại, sau đó lấy ra và thái một cách dễ dàng. Để làm mềm thịt bò hơn, bạn hãy cho vào một ít muối khi nấu cùng. Thịt bò sẽ mềm hơn so với ban đầu. Khi ướp thịt bò, nên ướp cùng với dầu ăn hoặc giấm hay rượu, các nguyên liệu này cũng sẽ giúp thịt nhanh mềm hơn. Khi thái thịt bò, không nên thái dọc thớ mà hãy thái ngang thớ. Trước đó, có thể đập cho thịt mềm, tơi ra sau khi cắt. |
Theo CNN, nếu đặt mua một hộp bánh nhân thịt bò Kobe từ cửa hàng Asahiya, tỉnh Hyogo của Nhật Bản, khách hàng có thể phải mất thêm 43 năm nữa mới được giao hàng.
Nguồn: [Link nguồn]