Vì sao sầu riêng có mùi “khó ngửi” khiến nhiều người ghét nhưng cũng nhiều người yêu?

Sự kiện: An toàn thực phẩm

Không có loại trái cây nào lại gây ra nhiều cảm xúc trái chiều như sầu riêng bởi vì mùi sầu riêng rất lạ, người thích thì bảo thơm, không quen cho là nồng nặc, thậm chí là thối.

Sầu riêng là loại quả đặc biệt bởi đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn được. Điểm đặc trưng làm nên sự nổi tiếng của sầu riêng không chỉ ở Đông Nam Á mà lan sang nhiều nước phương Tây khác đó là nó có mùi đặc trưng, nặng và nồng của phần thịt quả; ngay cả khi vỏ quả còn nguyên.

Một số người “nghiện” ăn sầu riêng thì thấy nó có mùi thơm ngọt ngào nhưng một số khác lại vô cùng khó chịu với cái mùi này. Rất nhiều người tỏ ra kinh sợ sầu riêng và mô tả nó như mùi hành tây thối, nhựa thông hoặc nước cống.

Vì sao sầu riêng có mùi “khó ngửi” khiến nhiều người ghét nhưng cũng nhiều người yêu? - 1

Mùi hương nồng nặc và khó ngửi của sầu riêng khiến nhiều người không thích loại quả này.

Do mùi của sầu riêng ám rất lâu cho nên nó bị cấm mang vào một số khách sạn và phương tiện giao thông công cộng ở Đông Nam Á, mà nổi bật là ở Singapore và Malaysia.

Vậy thứ gì đã làm cho sầu riêng có mùi "khó ngửi" này?

Các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Hóa học Thực phẩm Đức tiến hành kiểm tra hợp chất bay hơi từ phần thịt quả sầu riêng bằng phương pháp phân tích hương thơm dịch chiết pha loãng (AEDA) và phương pháp phân tích sắc ký khí. Họ phân lập 19 hợp chất cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng để tạo ra mùi tổng thể của trái sầu riêng.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng, những hợp chất mạnh nhất trong trái sầu riêng tạo ra mùi giống như mùi của trái cây, hành tây thối và hành tây nướng. Những hợp chất có mùi yếu hơn thì giống bắp cải và lưu huỳnh. Ngoài ra, chỉ cần phối hợp hai hợp chất thành phần là ethyl (2S)-2-methylbutanoate và 1-(ethylsulfanyl)ethanethiol sẽ tạo ra mùi tổng thể của toàn bộ trái sầu riêng.

Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm tháng 12/2016.

Tuy có mùi khá nặng và khó ngửi nhưng chúng ta không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng mà quả sầu riêng mang lại. Với 100g đã cung cấp 144Kcal năng lượng cùng với đó vitamin A, nhóm vitamin B dồi dào; Ca, Ka, P…. có lợi cho sức khỏe.

Có lẽ chính vì sự kết hợp của quá nhiều hợp chất cả ngọt lịm và tạo mùi nên sầu riêng mới sở hữu một hương thơm đặc biệt mà nhiều người yêu thích, có người lại bịt mũi chạy xa.

Vì sao sầu riêng có mùi “khó ngửi” khiến nhiều người ghét nhưng cũng nhiều người yêu? - 2

Những đối tượng không nên ăn sầu riêng

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cho biết sầu riêng cũng như các loại quả khác, đều có tính hai mặt, lợi ích và những tác hại với cơ thể. TS Trương Hồng Sơn khuyến cáo một số người bị ợ nóng và đầy bụng sau khi ăn sầu riêng là do hàm lượng chất xơ và carbohydrate cao. Tình trạng này có thể tăng nặng nếu chúng ta uống rượu và đang mắc bệnh tim mạch.

Ngoài ra, những đối tượng sau không nên ăn loại quả này:

Người bị suy thận: Lượng kali cao trong sầu riêng gây nguy hiểm với những bệnh nhân bị suy thận. Bởi khi lượng kali trong máu vượt quá mức 6,5 mmol/l, người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, thậm chí ngừng tim đột ngột, gây tử vong.

Phụ nữ mang thai, người bị cao huyết áp: Lượng đường trong sầu riêng khá cao, bên cạnh đó nó lại là thực phẩm nóng, nếu bà bầu ăn sầu riêng có thể gây nên chứng đầy hơi, khó tiêu, bốc hỏa do tăng huyết áp. Điều này sẽ có hại cho thai nhi và những người bị cao huyết áp.

Những người bị mụn nhọt, nóng trong: Bản chất của sầu riêng là thực phẩm nóng do đó, nếu bạn đang bị nổi mụn, nhiệt miệng thì nên tránh xa món này.

Những người có tình trạng âm hư, nội nhiệt: Biểu hiện của tình trạng này là người gầy ốm, da khô, nóng bứt rứt, lòng bàn tay bàn chân ấm, khát nước, khó ngủ, đêm ngủ ra mồ hôi trộm, đi tiểu ít, nước tiểu vàng, đại tiện táo bón, di mộng tinh… cũng cần hạn chế ăn sầu riêng.

Mách bạn cách chọn sầu riêng chuẩn ngon, chỉ liếc qua cũng biết

Sầu riêng là loại quả được nhiều người ưa thích, thậm chí "nghiện". Tuy nhiên, giá của loại trái cây này khá...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
An toàn thực phẩm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN