U Minh có nhiều đặc sản "có một không hai", nhưng gỏi nhộng ong được xếp vào hàng "đệ nhất"
Là một huyện của vùng đất Mũi, từ lâu U Minh nổi tiếng là nơi sản sinh ra nhiều món ngon “có một không hai”. Trong số những món ngon ấy, gỏi nhộng ong được xếp vào hàng “đệ nhất” trong ẩm thực Cà Mau.
Gỏi nhộng ong được mệnh danh là “đệ nhất món ngon” ở rừng U Minh
Thật lạ lùng, bên cạnh những món ăn được xếp vào hàng đặc sản tại Cà Mau, gỏi nhộng ong nghiễm nhiên có mặt và đứng ở vị trí hàng đầu. Phải chăng bởi vì nhộng ong quá hiếm hay tại mùi vị của nó có thể chiều lòng các thực khách sành ăn? Một lần thưởng thức gỏi nhộng ong vò vẽ đặc trưng rừng U Minh, bạn sẽ nhận định rằng: Quả là danh bất hư truyền, một nét tinh túy trong ẩm thực núi rừng Nam Bộ.
Nhộng để lấy ong làm món là ong vò vẽ tự nhiên
Cuối thu, khi gió heo may về, thong dong vào khu vực có nhiều tràm ở rừng U Minh, may mắn bạn sẽ tìm thấy được những tổ ong vò vẽ. Nói là vậy nhưng để tìm được tổ ong không phải dễ dàng. Những người đi rừng kinh nghiệm thường có thói quen quan sát và biết được vị trí nơi nào có loại ong này làm tổ. Phát hiện được tổ ong, phải đợi đến những hôm tối trời trăng sáng, dùng cây đuốc xông thẳng vào tổ để giữ lại ong. Theo chân một thợ bắt ong mới thấy được, để cho ra món ăn “đệ nhất” phải bỏ nhiều công sức, thậm chí bị ong đốt sưng mặt là chuyện bình thường.
Lấy nhộng ong ra và rửa bằng nước ấm trước khi chế biến
Người bắt ong phải quyết đoán và dùng đuốc xông vào tổ thật nhanh. Nếu làm chậm thì ong sẽ có cơ hội bay ra tấn công. Nhộng phải là con đã thành hình ong, còn màu trắng ngà, con chuyển màu vàng nâu thì thân bị xốp không ăn được, ngược lại khi còn quá non thì phần thân mọng nước mà không béo. Ong rừng U Minh hút mật hoa tràm tự nhiên nên nhộng ong béo ngậy, thơm ngon. Ngoài chế biến thành các món ăn, nhộng ong còn dùng để ngâm rượu, rất có ích cho sức khỏe.
Có thể dùng bắp chuối hoặc chuối cây để trộn gỏi
Nhộng ong đốt về rửa sạch bằng nước ấm, nêm nếm gia vị rồi xào chín. Chuối cây chọn loại chuối sim hay chuối sáp thân to cao ngang đầu gối xắt thành từng khoanh mỏng, rửa sạch. Tùy theo sở thích người dùng có thể sử dụng bắp chuối bào sợi để trộn gỏi với nhộng ong. Thêm một số loại rau thơm khác như húng, ngò và lá hẹ, không thể thiếu nước mắm chua ngọt trộn gỏi, đậu phộng rang giã nhỏ.
Nhộng ong là món ngon độc đáo trong ẩm thực núi rừng
Dùng bao tay trộn lẫn hỗn hợp nhộng ong xào với bắp chuối và các loại rau thơm. Trong quá trình xào, cho thêm ít nước mắm chua ngọt để thấm vị, cuối cùng gắp gỏi ra đĩa, rắc thêm đậu phộng, trang trí ớt xắt lát cho món gỏi thêm bắt mắt. Vị bắp chuối thanh mát, nhộng ong béo ngậy, nhai trúng con nhộng ong nghe cái bụp, sẽ thấy vị béo thơm tỏa ra. Gỏi nhộng ong là món ăn dân dã, dễ làm nhưng đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ đo đếm khi nêm nếm gia vị. Đó là sự kết hợp hài hòa của nhộng ong dân dã, bắp chuối và các loại rau cùng với sự tinh tế trong khâu chế biến. Tất cả quyện lại thành vị bùi bùi ngòn ngọt không lẫn vào đâu giữa hàng trăm thức vị mang đến cho người dùng cảm giác lạ miệng.
Ngoài làm gỏi, nhộng ong còn có thể chế biến thành nhiều món như: xào hành, nướng, nấu cháo… Nhộng ong tự nhiên vốn dĩ có mùi vị đặc biệt nên làm bất cứ món gì cũng ngon đến “thấu xương”. Vị ngọt lành của nhộng là “lộc trời” hiếm có, niềm tự hào của người dân nơi đây. Hương rừng, vị quê thật biết cách khiến ta nhớ mãi khi đã một lần thưởng thức để mỗi độ thu sang ta lại nhớ vị béo ngậy, ngọt lành của gỏi nhộng ong nơi núi rừng cuối đất.
Nếu có cơ hội đến Tuyên Quang, bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những đặc sản "gây thương nhớ" này nhé!
Nguồn: [Link nguồn]