Trà chanh giã tay ‘siêu hot’ khiến giới trẻ thích mê nhưng tránh ngay những sai lầm này kẻo tự ‘hạ độc’ chính mình
Trà chanh giã tay là thức uống đang làm giới trẻ chao đảo gần đây. Tuy nhiên khi uống chanh cần lưu ý tránh những sai lầm này kẻo tự ‘hạ độc’ chính mình.
Trà chanh giã tay vốn là đồ uống phổ biến ở Trung Quốc, sử dụng nguyên liệu nội địa, từng rất hot trên các mạng xã hội đất nước tỷ dân, xuống phố đâu đâu cũng bắt gặp. Du nhập về Hà Nội vào mùa hè năm nay nhưng gần đây, trà chanh giã tay đã trở thành trào lưu hot khắp TP HCM và Đà Nẵng.
Món đồ uống này sử dụng nguyên liệu chính là chanh Quảng Đông, còn được mệnh danh là chanh nước hoa nhờ mùi thơm rất đặc biệt.
Quả chanh có vị chua, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, chống nôn, sát trùng, sáng mắt, chữa ho, lợi tiêu hóa. Vỏ quả vị đắng, the, mùi thơm, tính lạnh. Chanh tác dụng thanh nhiệt, thông khí, tiêu đờm, tiêu thực, chữa cảm sốt, nhức đầu, ho có đờm…
Vitamin C trong chanh có thể làm giảm các vết thâm, đốm trên da, cải thiện các nếp nhăn. Nước chanh còn đóng vai trò là chất giải độc gan, làm sạch gan và tăng cường hoạt động của gan thông qua tăng quá trình sản xuất ra một axit mật, một loại axit cần thiết cho sự tiêu hóa.
Tuy nhiên nếu lạm dụng nước chanh sẽ gây ra nhiều tác dụng không tốt cho sức khỏe.
Hậu quả khi lạm dụng nước chanh
Trào ngược dạ dày thực quản
Đây là căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa bao gồm các biểu hiện như buồn nôn, nôn, đau ngực, loét họng... Uống quá nhiều nước chanh có thể gây ra bệnh này. Nguyên nhân là do chanh chứa nhiều axit và làm yếu lớp ngăn tách giữa dạ dày, thực quản. Điều này làm tăng cường sản sinh axit trong dạ dày và chúng dễ di chuyển lên cổ họng khiến bạn cảm thấy nóng rát cổ họng và làm mòn lớp niêm mạc thực quản.
Thừa vitamin C
Thừa vitamin C có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn hay dạ dày khó chịu sau khi uống nước chanh. Uống quá nhiều nước chanh cộng với lượng vitamin C từ các thực phẩm, hoa quả khác sẽ khiến cơ thể không hấp thụ hơn. Khi đó, nước được đưa vào ruột để đẩy lượng vitamin C dư thừa ra ngoài gây buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy...
Hỏng men răng
Axit citric và axit ascorbic trong nước chanh có thể bào mòn men răng của bạn. Mất đi lớp bảo vệ, răng của bạn sẽ chuyển sang màu vàng và có bề mặt thô nhám.
Khiến nhiệt miệng nặng hơn
Phần lớn các vết nhiệt miệng có thể tự biến mất trong vòng 1-2 tuần. Tuy nhiên, axit trong nước chanh sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn và gây đau rát.
Loét dạ dày
Sử dụng nhiều nước chanh có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và kết quả là gây ra loét dạ dày.
Đau đầu
Chanh có chứa hàm lượng lớn axit amin tyramine. Uống quá nhiều nước chanh sẽ làm dư thừa loại axit amin này trong cơ thể. Axit amin tyramine sẽ khiến máu đột ngột dồn lên não và gây ra các cơn đau nửa đầu.
Gây mất nước
Uống nhiều nước chanh có thể khiến bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn từ đó dẫn tới tình trạng mất nước.
Những người không nên uống nước chanh
Người bị tiêu chảy do chế độ ăn
Nếu tiêu chảy do vi khuẩn, uống nước chanh có thể có lợi vì đặc tính kháng khuẩn của nó. Tuy nhiên, trường hợp tiêu chảy là do phản ứng với chế độ ăn thì nên tránh uống thêm nước chanh.
Người có bệnh dạ dày
Uống nước chanh quá nhiều có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng như hội chứng trào ngược. Bởi chanh là một trong những trái cây có nhiều tính acid nhất. Nếu người thường bị trào ngược, ợ chua thì khi uống nhiều nước chanh bạn sẽ làm cho những triệu chứng này nặng hơn.
Người đang đói bụng
Uống nước chanh khi đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày như khiến dạ dày bạn bị ăn mòn bởi axit, gây ra viêm, loét, thậm chí xuất huyết bao tử. Vì thế, mọi người chỉ nên uống nước chanh sau khi đã ăn no khoảng 30 phút.
Người gai gai lạnh, mệt mỏi
Đối với người cảm thấy lạnh hay mệt mỏi không nên uống nước chanh vì càng bị lạnh thêm, mệt mỏi hơn, dễ bị cảm hàn hơn hoặc có thể cứng các khớp ngón tay, đau dây thần kinh. Bởi chanh có tính hàn.
Cách pha trà chanh mới mẻ này đã và đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều tín đồ ăn uống.
Nguồn: [Link nguồn]