Top 4 loại thực phẩm âm thầm làm tăng axit uric, người bị bệnh gút nên ăn ít
Để trình trạng bị gút thuyên giảm dần, ngoài sử dụng thuốc người bệnh còn phải kiêng ăn một số loại thực phẩm.
Bệnh gút là một loại viêm khớp có liên quan tới những cơn đau đột ngột, sưng và viêm các khớp. Gần một nửa các trường hợp bị bệnh gút ảnh hưởng tới ngón chân cái, các trường hợp còn lại liên quan tới ngón tay, cổ tay, đầu gối, gót chân.
Những triệu chứng của bệnh gút sẽ xuất hiện khi axit uric trong máu tăng cao. Axit uric là một chất thải được cơ thể tạo ra khi tiêu hóa một số loại thực phẩm. Khi nồng độ axit uric cao, các tinh thể của nó sẽ tích tụ lại trong các khớp, quá trình này gây sưng, viêm, đau dữ dội cho người bệnh.
Các cơn đau gút thường xảy ra vào ban đêm, kéo dài từ 3 đến 10 ngày. Hầu hết những người mắc bệnh gút là do cơ thể họ không thể loại bỏ axit uric dư thừa ra ngoài một cách hiệu quả.
Bên cạnh đó, cũng có những người bị bệnh gút do di truyền hoặc do chế độ ăn uống không khoa học.
Thức ăn ảnh hưởng tới bệnh gút như thế nào?
Khi bị bệnh gút, việc tiêu thụ một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Những loại thực phẩm kích thích này thường chứa nhiều purin, một chất được tìm thấy trong thực phẩm. Khi tiêu hóa purin, cơ thể sẽ tạo ra axit uric như một chất thải.
Nếu là người khỏe mạnh, cơ thể sẽ loại bỏ axit uric dư thừa ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh gút, cơ thể của họ không thể loại bỏ được axit uric dư thừa. Thế nên, chế độ ăn nhiều purin có thể làm axit uric tích tụ lại, gây ra các cơn gút.
Những thực phẩm gây ra các cơn gút bao gồm nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, rượu bia. Nó chứa một lượng purin từ trung bình tới cao. Đặc biệt, đường fructose và đồ uống có đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút và các cơn đau gút mặc dù chúng không chứa purin. Thay vào đó, nó có thể làm tăng nồng độ axit uric bằng cách thúc đẩy một số quá trình chuyển hóa tế bào.
Mặt khác, các nghiên cứu cho thấy sản phẩm sữa ít béo, sữa đậu nành, chất bổ sung vitamin C có thể ngăn ngừa các cơn gút xuất hiện bằng cách giảm nồng độ axit uric trong máu.
4 loại thực phẩm âm thầm làm tăng axit uric
1. Quả hồng
Mặc dù quả hồng không chứa nhiều purin nhưng nó lại rất giàu đường fructose. Đường fructose là loại carbohydrate duy nhất có thể làm tăng axit uric trong máu bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển hóa nucleotide purine.
Vì thế, bệnh nhân bị bệnh gút không nên ăn quả hồng để tránh nạp quá nhiều đường fructose hoặc nếu bị gút ở mức độ nhẹ có thể ăn hồng với số lượng ít.
2. Măng tây
Măng tây có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị rất ngon. Đối với người bình thường ăn măng tây đúng cách có thể giúp cơ thể nâng cao khả năng miễn dịch. Thế nhưng, đối với bệnh nhân gút, hàm lượng purin trong măng tây tương đối cao, 1g măng tây chứa khoảng 150 mg purin. Đặc biệt, măng tây tươi có hàm lượng axit oxalic không hòa tan cao, nếu ăn thường xuyên sẽ làm tăng khả năng bị các cơn gút tấn công.
3. Cải bó xôi
Đối với cải bó xôi, hàm lượng purin không quá cao, nếu chần qua nước nóng lượng purin sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân gút cần tránh ăn loại rau này. Nguyên nhân là vì axit axalic có trong cải bó xôi nếu gặp các sản phẩm từ đậu nành sẽ dễ kết tủa thành canxi axalat, khiến tình trạng của bệnh gút nặng thêm.
4. Nấm
Nấm hương, nấm kim châm, nấm rơm... rất ngon và được nhiều người yêu thích. Thế nhưng, trong nấm chứa rất nhiều purin. 100g nấm hương chứa tới 214,5mg purin, 100g nấm kim châm chứa 60mg purin. Vì thế, người bị bệnh gút nhất định cần tránh ăn nấm để phòng ngừa các cơn đau gút xuất hiện.
Nguồn: [Link nguồn]
Việc thường xuyên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, dễ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể.