Tối nay ăn gì: Chỉ 1 quả trứng nấu theo cách này, có ngay món canh giải rượu cực chất

Sự kiện: Món ăn bài thuốc

Ngày Tết uống rượu bia nhiều khiến chúng ta say, mệt mỏi. Chỉ với bát bát canh trứng gừng nóng, bạn sẽ cảm thấy cơ thể ấm dần lên và tỉnh táo hơn.

Theo góc độ khoa học và dân gian đều biết gừng là thảo mộc tự nhiên được sử dụng làm thuốc nhờ chứa hàm lượng cao chất dinh dưỡng và các hợp chất có hiệu quả cao trong chữa bệnh.

Đặc biệt gừng sống còn gọi là sinh khương dễ trồng, dễ mua dùng làm gia vị và làm thuốc, có tác dụng phát tán phong hàn, giải độc, chống nôn ói, lợi tiểu và dễ ăn.

Không chỉ vậy ăn gừng thường xuyên giúp giảm đau và kháng viêm cực kỳ hiệu quả; gừng có chất chống oxy hóa cao, tác dụng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể; gừng cay nhưng tính bình, ấm sẽ làm nóng cơ thể, nhất là khi say mất nhiệt và ruột gan cồn cào. Người không thích vẫn ăn được gừng.

Trứng gia cầm chứa cysteine, một amino acid giúp hóa giải acetaldehyde, một sản phẩm phụ trong quá trình chuyển hóa ethanol vốn gây cho bạn cảm giác buồn nôn và đau đầu. Ngoài ra, trứng còn là một nguồn taurine, giúp gan chuyển hóa cồn, cũng như nguồn canxi, vitamin D giúp hỗ trợ tiêu hóa, và vitamin B12 cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo đó khi say ăn trứng gà là tốt nhất.

Canh trứng nấu gừng giải rượu hiệu quả ngày Tết.

Canh trứng nấu gừng giải rượu hiệu quả ngày Tết.

Cách làm món canh trứng gừng giải rượu ngày Tết

Nguyên liệu cần có: hai trứng gà tươi, một nhánh gừng tươi đập nát, 1 lít nước.

Cách thực hiện: đun sôi nước gừng (người không được ăn cay nấu lâu hơn), đập trứng và đánh tan đều, nêm muối mắm vừa ăn, nêm tiêu và rau thơm, hành nếu có. Khi sôi đều, tắt bếp, lấy ra bát dùng ngay hoặc cả gia đình cùng ăn.

Canh trứng gừng tươi nhớ ăn nóng, để nguội sẽ tanh. Là món canh thực phẩm nên bạn không cần hạn chế mà càng dùng nhiều càng tốt.

Một số thực phẩm “giải rượu” ngày Tết hiệu quả

Nước rau cần: Cho 100g rau cần vào cối và giã nát. Thêm nước lọc vào. Lọc lấy nước uống. Nước từ rau cần giúp giảm triệu chứng nhức đầu do uống nhiều rượu bia. Trong buổi tiệc rượu, món ăn có rau cần cũng có tác dụng giúp cho thực khách tỉnh táo hơn.

Nước dưa hấu: Dưa hấu 200g. Bỏ hạt. Ép lấy nước uống. Đây cũng là thức uống giải rượu rất tốt.

Nước đậu xanh: Đậu xanh 70g. Cho vào nồi cùng với 1 lít nước. Đun sôi cho đến khi đậu xanh chín. Uống nước và ăn đậu. Nước đậu xanh cũng là bài thuốc dân gian giải rượu, giải độc.

Nước cam: Hai quả cam ép lấy nước. Cho vào ly cùng với một ít đường. Nước cam ép cũng là thức uống giải rượu.

Nước ép dưa hấu, rau cần: Cho 200g dưa hấu và 80g rau cần vào máy ép lấy nước uống. Nước giải khát này có thể sử dụng sau buổi tiệc rượu. Nếu sáng hôm sau, còn cảm giác nặng đầu cũng có thể tiếp tục sử dụng.

Nước ép dưa hấu, cà chua: Cho 150g cà chua, 200g dưa hấu vào máy ép lấy nước uống. Nước giải khát này có thể sử dụng sau tiệc rượu hoặc vào buổi điểm tâm ngày hôm sau.

Quả sấu: Cho 10g cùi quả sấu vào ly nước. Chế nước sôi vào. Ủ khoảng 15 phút trước khi uống. Nước quả sấu cũng là bài thuốc giải rượu khá hiệu quả. Quả sấu có nhiều ở miền Bắc. Nếu ở trong Nam, có thể dùng mứt sấu, ô mai sấu thay thế.

Chuối: Theo Sức khỏe & Đời sống, khi chúng ta sử dụng rượu hoặc bia đến một ngưỡng nào đó sẽ có cảm giác cơ thể nóng bừng, mặt và thân mình đỏ lựng lên, chảy mồ hôi nhễ nhại. Hiện tượng trên là do các mạch máu ngoại biên giãn ra. Điều này khiến cơ thể chúng ta bị mất nước và các chất điện giải. Vào buổi sáng sau đêm tiệc, việc sử dụng vài trái chuối sẽ cung cấp cho cơ thế nhiều chất bổ dưỡng và chất điện giải kali.

Để cơ thể được tỉnh táo, giảm mệt mỏi nếu lỡ ‘quá chén’ ngày Tết có thể dùng 6 loại nước uống dễ làm tại nhà dưới đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc Chi (t/h) ([Tên nguồn])
Món ăn bài thuốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN