Tỏi: Cực tốt và cực độc, biết những đại kỵ này khi ăn để khỏi mang họa vào thân
Tỏi là loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Tỏi cũng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe. Thế nhưng không phải ai cũng ăn được tỏi và có nhiều loại thực phẩm sẽ gây hại cho sức khỏe nếu ăn hay chế biến cùng tỏi.
Ảnh minh họa: Internet
Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp ổn định huyết áp Tỏi có thể giúp ổn định huyết áp vì nó có khả năng mở rộng các mạch máu và làm giảm áp lực lên động mạch. Bên cạnh đó, tỏi còn có tác dụng làm giảm mức cholesterol "xấu" trong máu xuống từ 10 - 15%, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ xuống 2 lần.
Lưu ý: Tuy có khả năng giúp ổn định huyết áp, thế nhưng tỏi không phải là một phương pháp trị bệnh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng tỏi hoặc các thực phẩm bổ sung để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh huyết áp.
Ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp cải thiện trí nhớ
Trong tỏi có chứa một loạt các thành phần có khả năng ngăn não bị lão hóa, đặc biệt là phytochemicals - có tác dụng kích thích tế bào não hoạt hóa. Vì vậy, việc ăn tỏi thường xuyên sẽ giúp những người cao tuổi giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson, đồng thời còn giúp những người trẻ tuổi hơn cải thiện trí nhớ và tăng năng suất hoạt động của não.
Tăng cường sức chịu đựng của cơ thể
Tỏi có khả năng làm cho tim và cơ bắp hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt nếu bạn là người hay luyện tập thể thao, thì việc ăn tỏi mỗi ngày sẽ cải thiện kết quả luyện tập của bạn. Còn đối với những người không có thói quen tập luyện, tỏi sẽ giúp bạn giảm mệt mỏi, tăng năng suất làm việc và giúp bạn không bị cảm trong mùa lạnh.
Giảm rụng tóc và cải thiện làn da
Tỏi có khả năng thúc đẩy sự phát triển của tóc, làm cho tóc dài và dày hơn, thậm chí còn giúp tóc giảm rụng. Vì vậy, các nhà sản xuất mỹ phẩm đã chế tạo ra các sản phẩm chăm sóc tóc, được chiết xuất từ tinh dầu có trong tỏi.
Đối với làn da, việc ăn 2 tép tỏi mỗi ngày sẽ hỗ trợ da sản xuất collagen và elastin tự nhiên, từ đó cải thiện tình trạng da của bạn. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp bạn bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và không bị khô.
Phòng và điều trị cảm cúm
Hợp chất sulfur có trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm cực mạnh. Sử dụng tỏi hằng ngày giúp dự phòng cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra. Việc ăn tỏi sống mỗi ngày giúp giảm 63% nguy cơ bị cảm cúm. Bên cạnh đó, việc ăn tỏi còn giúp rút ngắn 70% thời gian bị cảm, cho phép người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Theo nhiều nghiên cứu, tỏi có công dụng đáng kể trong việc giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư, nhất là ung thư đường ruột. Cụ thể, tỏi ức chế quá trình nitrat biến thành nitrite trong dịch vị, ngăn cản sự hình thành nitrosamine, giúp phòng ngừa ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, tỏi còn có thể ngăn cản sự xâm hại của độc tố, kim loại nặng, chất gây ung thư đối với cơ thể. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Về khả năng hỗ trợ điều trị ung thư, các hoạt chất trong tỏi như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng của khối u, giảm kích thước của khối u tới 50%. Tỏi có công dụng ngăn ngừa, hỗ trợ kiểm soát sự phát triển của các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư vòm họng, ung thư đại tràng, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư gan, ung thư bàng quang,...
Cải thiện chức năng xương khớp
Các chất trong tỏi như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm cùng các chất chống oxy hóa và enzyme,... có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Đồng thời, chúng nâng cao khả năng hấp thụ canxi của cơ thể, giúp xương chắc khỏe hơn.
Với phụ nữ, việc ăn tỏi sống giúp làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng cường nội tiết tố estrogen. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp, tỏi có tác dụng giảm triệu chứng đau nhức rõ rệt.
Phòng ngừa các bệnh tim mạch
Tỏi có tác dụng hạ mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt trong cơ thể, giúp loại bỏ các mảnh xơ vữa bám trên thành mạch máu. Ăn tỏi thường xuyên cũng giúp làm chậm tiến trình lão hóa của động mạch chủ. Ngoài tác dụng giảm mỡ máu ra, tỏi còn ức chế tích tụ tiểu cầu, phòng ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, tỏi có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.
Thực phẩm không nên ăn cùng tỏi
Thịt gà:
Thịt gà là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Cá trắm:
Cũng là một trong những thực phẩm “đại kỵ” với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Nguyên nhân là, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…
Cá diếc:
Đây là món ăn rất hấp dẫn khi kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Trứng:
Ăn trứng cùng với tỏi có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Theo BS An Thị Kim Cúc, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, khi tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.
Thịt chó:
Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.
Những người không nên ăn tỏi
Không ăn tỏi khi đang mắc bệnh về mắt:
Trung y có câu: "Tỏi có trăm cái lợi, duy chỉ hại con mắt". Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt nên những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
Không ăn tỏi khi đang bị đi tả:
Với người bình thường, ăn tỏi sống đặc biệt có lợi đối với dạ dày. Nhưng với các đối tượng đang trong thời gian mắc bệnh tả, tỏi lại lại là thực phẩm nên tránh xa.
Nguyên nhân là bởi allicin trong tỏi làm tăng sự kích thích thành ruột, dẫn tới tình trạng nghẽn mạch máu, phù nề, có thể khiến bệnh tình trở nặng hoặc xảy ra biến chứng không mong muốn.
Không ăn tỏi khi đói bụng:
Ăn tỏi lúc đang đói hoặc chỉ ăn tỏi mà không ăn kèm các loại thực phẩm khác thì rất dễ dẫn đến loét dạ dày. Bởi chất allicin (một thành phần của tỏi) dễ khiến cho tính kháng sinh trong tỏi phát tác, dẫn đến nóng trong dạ dày.
Không ăn tỏi nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh về gan:
Nguyên nhân do tỏi có tính nóng, vị cay, người mắc các bệnh về gan khi ăn tỏi sẽ gây kích thích mạnh, tình trạng nóng gan sẽ nặng hơn, lâu dài dẫn đến tổn thương cho cơ quan này.
Thể trạng suy yếu không nên ăn tỏi:
Theo kinh nghiệm của y học cổ truyền xưa, người ăn tỏi nhiều sẽ làm tiêu tan khi huyết, khiến sinh đờm, loãng khí, hao máu, phát nhiệt. Do đó người có thể trạng yếu thì không nên ăn tỏi.
Không ăn tỏi nếu bị dị ứng hoặc khó tiêu hoá:
Có những người không ăn được tỏi bởi lý do hoặc là dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Huyết áp thấp:
Những người bị huyết áp nên hạn chế ăn tỏi, tiêu thụ tỏi nhiều thường làm giảm huyết áp, thậm chí đến mức nguy hiểm.
Khi đói bụng, nếu ăn uống tùy tiện sẽ không những không giải quyết được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mà còn rất...
Nguồn: [Link nguồn]