Tô phở giá trên 100 triệu đồng đắt nhất hành tinh có những nguyên liệu 'bí ẩn' gì?

Tô phở giá gần 4 triệu đồng đang gây xôn xao sẽ là rất khiêm tốn khi so sánh với bát phở AnQi có giá tới 4.968 đô la Mỹ tương đương hơn 100 triệu đồng Việt Nam. Những nguyên liệu và cách chế biến có gì đặc biệt tới mức chưa tô phở nào soán ngôi danh hiệu tô phở đắt nhất hành tinh?

Phở AnQi trên đất Mỹ có giá gần 5.000 đô la Mỹ một tô

Nhiều người từng nghe đến tô phở 920 nghìn đồng ở Landmark 81 và mới đây lại xôn xao về tô phở "King" vừa xuất hiện có mức giá gần 4 triệu đồng/tô do đầu bếp Lê Trung ở nhà hàng Oriental Pearl tại Landmark 81, TP. HCM thực hiện. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những tô phở khiêm tốn khi so sánh với tô phở AnQui có giá là 4.968 đô la Mỹ. Thậm chí, tô phở này từng được bán đấu giá với giá 5.800 đô la trong cuộc đấu giá trực tiếp tại The Bash Benefactor Dinner.

Được biết, phở AnQi đắt nhất thế giới là một món trong thực đơn cố định tại AnQi, một nhà hàng của House of An ở Southcoast Plaza, Crustacean ở Beverly Hills và Tiato ở Santa Monica. Điều đặc biệt là lợi nhuận thu được từ tô phở siêu đắt này sẽ được nhà hàng House of AN quyên góp cho quỹ từ thiện The Bash Foundation, hỗ trợ cho Trung tâm Lọc máu/Tác động của Bệnh viện Nhi đồng.

Tô phở AnQi có giá là 4.968 đô la Mỹ.

Tô phở AnQi có giá là 4.968 đô la Mỹ.

Những nguyên liệu siêu đắt của tô phở có giá cao nhất thế giới

Món phở của AnQi không sử dụng loại nước phở truyền thống hoặc loại nước dùng từ bò Úc như bát phở "King"gần 4 triệu là xương ống, đuôi bò, nạm sườn và xương gà hầm liên tục trong 48 tiếng.

Nước dùng cho tô phở siêu đắt đỏ này là gan ngỗng cao cấp được luộc lên tạo ra loại nước dùng có hương vị đặc biệt.

"Topping" ngoài nấm cục Alba trắng (loại nấm cục được "thèm muốn" nhất trên thế giới) sẽ có gan ngỗng luộc, thịt bò Wagyu A5 là loại cao cấp nhất của Kobe, điểm xuyết thêm giá đỗ và húng quế Thái thường được trang trí trong tô phở được trồng riêng trong vườn tại Tiato.

Ngoài ra, theo đầu bếp, một kỹ thuật ẩm thực phân tử được sử dụng để làm bánh phở từ thịt tôm hùm xanh rất hiếm và đắt tiền. Tôm hùm xanh được coi là một loại tôm độc đáo. Màu xanh tuyệt đẹp của tôm hùm được coi là hậu quả của một bất thường di truyền dẫn đến việc sản xuất quá mức một loại protein nhất định. Bởi vì chúng cực kỳ hiếm, các chuyên gia đặt tỷ lệ xảy ra sự bất thường về màu sắc này là một phần hai triệu.

Tôm hùm xanh.

Tôm hùm xanh.

Nhiều người đã nghe nói về món gan ngỗng béo nhưng có thể chưa rõ lắm về loại nấm cục trắng nổi tiếng Alba (Italy).

Nấm cục trắng là loại củ mọc dưới lòng đất khoảng 10 - 20 cm, nấm phát triển mạnh gần rễ cây gỗ cứng như sồi, cây phỉ và hạt dẻ. Trong khi tất cả các loại nấm cục đều được đánh giá cao, thì loại nấm cục trắng từ Alba (một loài cụ thể được gọi là tuber magnatum) được ưa chuộng nhất vì hương vị khó quên. Chúng có hình dạng sần sùi, thịt chắc và màu vàng nhạt. Nấm cục trắng có kích thước lớn, đường kính lớn tới 9 cm, số lượng hạn chế và chất lượng hương vị vô cùng tuyệt vời. Loại nấm cục này được trả giá cao nhất thế giới, nấm cục trắng nặng 900 gram đã được một đầu bếp từ Hồng Kông (Trung Quốc) mua với giá 100.000 euro.

Loại nấm cục trắng Alba được ưa chuộng và có giá đắt nhất thế giới.

Loại nấm cục trắng Alba được ưa chuộng và có giá đắt nhất thế giới.

Thịt bò Wagyu Nhật Bản được đánh giá cao nhờ hương vị nổi tiếng, kết cấu và độ mềm độc đáo là sản phẩm của di truyền học kết hớp với chế độ ăn uống và môi trường nuôi dưỡng nổi tiếng của Wagyu. Mặc dù loại thịt bò nổi tiếng thế giới này tạo ra một trải nghiệm ăn uống không giống bất kỳ loại thịt nào khác, nhưng nhiều người vẫn tò mò về lý do tại sao Wagyu Nhật Bản đích thực lại đắt đến vậy. Đó là vì bò Wagyu thuần chủng di truyền quý hiếm, trải qua hàng thập kỷ chăn nuôi chất lượng và kỹ càng đến từng chi tiết trong bảo mật và truy xuất nguồn gốc. Wagyu được phân loại dựa trên hai yếu tố chính là sản lượng thịt bao nhiêu và chất lượng mỡ cẩm thạch. Chỉ Wagyu A3 đến A5 được chứng nhận để bán tại Nhật Bản và hạng càng cao thì giá càng cao.

Những con bò được nuôi khác nhau ở mỗi vùng và bởi những nông dân khác nhau, nhưng chúng thường được nuôi bởi một nhà lai tạo cho đến khi được khoảng 10 tháng tuổi và sau đó được bán đấu giá cho một nông dân vỗ béo. Chúng thường được cho ăn ba lần một ngày trong gần hai năm, cho đến khi chúng béo gần 50%. Quá trình vỗ béo kéo dài và thức ăn đậm đặc nhập khẩu cũng làm tăng giá thành thịt bò.

Thịt bò Wagyu thuần chủng có giá rất đắt.Triết lý ẩm thực được giới thiệu là dựa trên y học phương Đông

Thịt bò Wagyu thuần chủng có giá rất đắt.Triết lý ẩm thực được giới thiệu là dựa trên y học phương Đông

Được thành lập vào năm 2009, AnQi là quán rượu và quán mì dành cho người sành ăn của House of AN. Triết lý ẩm thực của House of AN dựa trên nguyên tắc "Âm và Dương trong nấu ăn" của đầu bếp Helene An và tiếp cận đặc trưng dựa trên nền tảng của y học phương Đông, nơi thức ăn không chỉ ngon mà còn phải tốt cho bạn. Mỗi món ăn được chú trọng tới các thành phần tốt nhất, giàu chất chống oxy hóa và các thuộc tính tăng cường miễn dịch.

Các món ăn được lựa chọn các thành phần tốt nhất, giàu chất chống oxy hóa và các thuộc tính tăng cường miễn dịch.

Các món ăn được lựa chọn các thành phần tốt nhất, giàu chất chống oxy hóa và các thuộc tính tăng cường miễn dịch.

Do đó, tại AnQi, các chuyên gia ẩm thực cam kết thu mua và hỗ trợ các vụ thu hoạch tại địa phương, sử dụng những nguyên liệu tươi ngon nhất theo mùa, hữu cơ và bền vững.

Họ cho biết chỉ sử dụng loại thịt bò được chăn nuôi nhân đạo nhất có thể với sự hợp tác của một số chủ trang trại giỏi nhất. Triết lý kinh doanh của họ là tìm nguồn "lựa chọn tốt nhất" và "lựa chọn thay thế tốt" khi có thể. Ví dụ loại nước tương của nhà hàng làm từ Tamari, không chứa gluten và không thêm lúa mì, dầu chiên cũng không chứa gluten. Sử dụng các kỹ thuật và hương vị hiện đại, AnQi tạo ra sự cân bằng độc đáo giữa ẩm thực châu Á hiện đại tinh tế nhưng thân thiện.

Nguồn: [Link nguồn]

Không phải chồn, phân của loài chim này mới tạo ra loại cà phê đắt nhất thế giới

Loại cà phê này rất đắt tiền, được săn đón trên thế giới, được thu hoạch từ phân của chim jacu, hệ tiêu hóa của chúng khiến hạt cà phê tỏa hương thơm đặc biệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Nam ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN