Tiết lộ bất ngờ: Mì ăn liền tiêu hóa nhanh hơn cả thịt và cá
Có nhiều thông tin rằng mì ăn liền là “gánh nặng” cho hệ tiêu hóa vì nó vẫn còn nguyên trong dạ dày sau 02 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bình thường và thực tế, mì ăn liền còn tiêu hóa nhanh hơn cả thịt và cá.
Cơ thể mất bao lâu để tiêu hóa thức ăn?
Nhiều người thường cho rằng thời gian tiêu hóa thức ăn là vài giờ đồng hồ, tương đương với khoảng cách giữa 2 bữa ăn trong ngày, khi cơ thể tiêu hóa xong thì ta sẽ đói và sẵn sàng cho bữa ăn kế tiếp. Thực tế không phải vậy.
Quá trình tiêu hóa trọn vẹn thực phẩm bao gồm đến 6 giai đoạn: Ăn vào, nhào trộn, tiêu hóa vật lý, tiêu hóa hóa học, hấp thụ và cuối cùng là thải ra. Trong 6 giai đoạn này, nhóm các chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất sẽ được phân giải dần, để cơ thể hấp thu, riêng chất xơ sẽ được giữ tương đối nguyên vẹn cho đến lúc ở “đầu ra”.
Toàn bộ quá trình tiêu hóa trong cơ thể con người mất tổng cộng từ 2-5 ngày
Theo TS.BS Trương Hồng Sơn – Viện trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam cho biết: “toàn bộ quá trình tiêu hóa kể trên mất tổng cộng từ 2-5 ngày, trong đó thời gian để thực phẩm di chuyển qua dạ dày mất 2-5 giờ; di chuyển qua ruột non mất 2-6 giờ. Phần còn lại sẽ đi vào ruột già để tiêu hóa, hấp thu nước và vi chất, loại bỏ cặn bã. Thời gian thức ăn “trú ngụ” lại ở ruột già lên tới 10-59 giờ”.
Tương ứng với 6 giai đoạn kể trên, thực phẩm sẽ lần lượt “di chuyển” qua rất nhiều cơ quan trong hệ tiêu hóa, ví dụ như: Miệng (thức ăn được xé nhỏ, trộn đều nhờ răng, lưỡi, phân giải và hấp thu một phần tinh bột), thực quản (sau khi nuốt, thức ăn di chuyển xuống thực quản, đây là đường ống nối giữa miệng với dạ dày), dạ dày (chứa dịch vị dạ dày, hoạt động co bóp giúp trộn đều thức ăn với dịch vị), ruột non (giúp hấp thu các chất dinh dưỡng từ thức ăn được phân giải bằng tiêu hóa bằng các enzyme tiêu hóa để cơ thể hấp thu), ruột già (hấp thụ nốt các dưỡng chất còn sót lại, sau đó chất thải cùng với chất xơ chưa được tiêu hóa sẽ được đẩy xuống trực tràng và thải ra ngoài qua hậu môn).
Cũng cần nói thêm, các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian, tốc độ tiêu hóa thức ăn bao gồm: lượng thực phẩm “nạp vào”, loại thực phẩm, quá trình trao đổi chất, các bệnh về tiêu hóa (nếu có). Thời gian tiêu hoá thức ăn cũng sẽ khác nhau giữa từng người, giữa nam giới và nữ giới, giữa người già và người trẻ.
Thử đo thời gian tiêu hóa thịt, trái cây và mì ăn liền
Ta đã biết trong các nhóm thực phẩm, có nhóm sẽ tiêu hóa nhanh và có nhóm sẽ mất thời gian lâu hơn để tiêu hóa hết. Như vậy, đâu là nhóm có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn và đâu là nhóm có tốc độ tiêu hóa chậm hơn? Câu trả lời có thể khiến nhiều người bất ngờ.
Có nhóm thực phẩm sẽ tiêu hóa nhanh và có nhóm sẽ mất thời gian lâu hơn để tiêu hóa hết
Thịt: thuộc nhóm cung cấp chất đạm cho cơ thể. Theo đó, thịt, cá cũng như những thực phẩm thuộc nhóm đạm khác sẽ mất khoảng từ 12-24 giờ để tiêu hóa. Nguyên nhân vì chất đạm và các chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử rất phức tạp và cơ thể cần có thời gian dài hơn để hấp thu được toàn bộ.
Trái cây: có thể mất khoảng từ 2 – 5 giờ để tiêu hóa. Trên thực tế, đây được coi là thực phẩm nhuận tràng.
Thành phần chủ yếu của mì ăn liền là chất đường bột
Mì ăn liền: Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40-50g), chất béo (khoảng 10-13g) và chất đạm (khoảng 6,8g). Về bản chất, mì ăn liền được xếp vào nhóm thực phẩm giàu tinh bột. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ để thực hiện quá trình tiêu hóa tiếp theo. Và theo cơ chế tiêu hóa này, việc mì ăn liền tồn tại đến 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều hoàn toàn bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác.
Vì thế bạn không cần phải lo lắng về việc mì ăn liền khó tiêu. Thay vào đó, hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, tăng cường nhiều thực phẩm giàu chất xơ để tốt cho hệ tiêu hóa.
Nguồn: [Link nguồn]