Tiết lộ 3 việc nên làm trước khi cúng Táo quân để đón phước lộc năm mới

Theo truyền thống dân gian, ngày 3 vị Táo quân lên Thiên đình chầu Trời vào 23 tháng Chạp thì các gia đình Việt Nam thường soạn mâm cúng Táo quân. Sau đây là 3 việc nên làm trước khi cúng Táo quân để đón phước lộc vào nhà.

Theo dân gian, cứ ngày 23 tháng Chạp hằng năm Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng để lên Thiên đình trình báo tất cả mọi việc làm tốt, xấu của gia chủ trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho gia chủ.

Tới đêm Giao thừa thì Táo quân mới trở lại hạ giới để tiếp tục thực hiện công việc trông coi bếp lửa cho gia đình.

Lễ cúng Táo quân là một trong những lễ cúng quan trọng trước Tết Nguyên đán, với ý nghĩa biết ơn những vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ngăn cản sự xâm nhập của năng lượng xấu vào nhà, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Nguồn gốc, ý nghĩa của tục lệ cúng Táo quân hàng năm là nét đẹp văn hóa tâm linh truyền thống, hướng tới bình an và đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam.

Vào ngày cúng Táo quân, người dân thành kính làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần tại gia. Ảnh internet.

Vào ngày cúng Táo quân, người dân thành kính làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần tại gia. Ảnh internet.

Vào ngày cúng Táo quân, người dân thành kính làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần tại gia - thời điểm này đã có nhiều người con xa xứ đi làm ăn xa có thể đã trở về nhà để sum họp, quây quần với người thân sau 1 năm vất vả mưu sinh kiếm sống.

Cúng Táo Quân 2022 ngày nào đẹp, giờ nào đắc linh khí?

Theo quan niệm phong thủy, phong thủy Phùng Gia đã tiết lộ 3 việc nên làm để việc cúng Táo quân đón phước lộc cho năm mới. Theo đó năm 2023 nên cúng Táo quân các ngày đẹp hiện còn gồm:

- Ngày 19 tháng Chạp (10/1/2023), vào 18 giờ.

- Ngày 20 tháng Chạp (11/1/2023), vào buổi trưa.

- Ngày 23 Chạp (14/1/2023), vào buổi sáng.

Mâm cúng Táo Quân ngày nay tùy ý gia chủ chuẩn bị cho phù hợp, nhưng lễ vật cúng Táo quân theo phong tục cổ truyền như sau:

1. Chuẩn bị

Chuẩn bị áo mão trước 3-5 ngày. Ai bận thì chuẩn bị từ Rằm tháng Chạp để chọn được lễ vật tốt và đẹp.

- Mũ Táo quân 1 bộ gồm 2 mũ Táo ông (có 2 cánh chuồn), 1 mũ Táo bà (không có cánh chuồn) và bộ hia (có nơi chỉ cúng 1 cỗ mũ Táo ông để tượng trưng). Bộ mã Táo quân khác các bộ đồ mã khác bởi chỉ có mũ - áo – hia - cá chép mà không có quần.

- Cúng Táo quân không thể thiếu cá chép – là phương tiện để các Táo bay lên chầu Trời. Cúng cá chép sống, hay cá chép giấy đều được. Những năm gần đây cá chép đỏ được dùng để trước cúng Táo quân, sau là phóng sinh.

Ở miền Bắc người dân thường mua cá chép sống, hoặc cá chép đỏ loại nhỏ thả vào chậu nước để cúng Táo quân – ngụ ý cá chép hóa rồng đưa các Táo lên chầu Trời. Cúng xong thì hóa mã cùng mũ áo Táo quân (với cá chép giấy), hoặc đem cá sống đi phóng sinh.

Ở miền Nam thì hay dùng cá chép giấy, hoặc ngựa mã đầy đủ yên cương, trang trí bắt mắt để cúng Táo. Tùy vùng miền mà các bộ mã cúng Táo được sắp sẵn, chỉ cần chọn mua theo phong tục là được.

Cúng Táo quân không thể thiếu cá chép – là phương tiện để các Táo bay lên chầu Trời. Ảnh internet.

Cúng Táo quân không thể thiếu cá chép – là phương tiện để các Táo bay lên chầu Trời. Ảnh internet.

2. Mâm cỗ cúng Táo quân

Trong dân gian mâm cỗ cúng Táo quân không quá cầu kỳ, nhưng cũng không xem nhẹ mà chỉn chu, trang trọng nhằm thể hiện tấm lòng gia chủ. Cỗ cúng Táo quân cổ truyền là cỗ mặn, gồm:

- 1 đĩa gạo

- 1 đĩa muối

- Khẩu thịt lợn (hoặc con gà luộc ngậm hoa hồng).

- Canh mọc/măng

- Đĩa xào thập cẩm

- Giò xôi (hoặc bánh chưng).

- Ấm chè sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, lọ hoa đào, lọ hoa cúc (loại nhỏ).

Ngày nay cỗ cúng đơn giản nhiều, không bắt buộc đủ các món như cỗ truyền thống. Các gia đình tùy chọn thời gian phù hợp, khả năng tài chính và khẩu vị gia đình mà cúng chay, hay cúng mặn - miễn là phù hợp với gia đình.

3. Lên hương giờ đẹp

Dân gian thường làm lễ cúng Táo quân vào tối 22, hoặc sáng 23 tháng Chạp.

Việc dâng hương thường chọn vào khung giờ Hoàng đạo – vì theo dân gian giờ đó có tác động thiên khí tốt, giúp nghi lễ suôn sẻ, hanh thông như ý để đón phước lộc năm mới vào nhà.

Giờ đẹp nhất thường được chọn là giờ Thìn (7-9 giờ). Nếu giờ đẹp đó không lên hương được thì gia chủ cần cố gắng hoàn thành nghi lễ cúng Táo quân trước trưa 23 tháng Chạp - kịp để các Táo quân bay lên Thiên đình.

Chi tiết lễ cúng Táo quân và văn khấn có thể tham khảo trong các cuốn Văn khấn cổ truyền Việt Nam, Cẩm nang văn khấn, phong tục thờ cúng Việt Nam…

Mâm cơm lễ ông Công, ông Táo cần những gì?

Mâm cơm lễ cúng ông Công, ông Táo có nhất thiết phải đầy đủ 4 bát 6 đĩa hay có thể dâng lễ bằng các món chay cùng trái cây, xôi chè là băn khoăn của nhiều người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PT Phùng Gia - Ngọc Hà ([Tên nguồn])
Vui xuân Quý Mão Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN